VĂN VIỆT
Trên cơ sở định hướng tăng trưởng xanh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, ngành Nông nghiệp thành phố Đà Lạt triển khai từng nhóm giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm từ hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản để tái sử dụng, giảm thiểu các yếu tố đầu vào để tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tái sử dụng phụ phẩm đầu
vào cho sản xuất
Theo đó với giải pháp phối hợp, ngành Nông
nghiệp thành phố Đà Lạt cùng với các sở,
ban ngành của tỉnh đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý ngành nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, hội nông dân cấp xã, doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông dân về quy trình, công nghệ thu hồi, xử lý, tái chế, tái
sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chất thải
từ trồng trọt, chăn nuôi thành các sản phẩm có giá trị gia tăng. Với lĩnh vực trồng trọt,
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhân rộng công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm cây trồng làm phân bón hữu cơ,
thức ăn chăn nuôi; thu hồi, xử
lý tái sử
dụng nước tưới, dinh dưỡng để giảm lượng chất thải và giảm chi phí sản xuất. Lĩnh vực chăn nuôi,
nhân rộng
các mô hình ứng dụng công nghệ tái sử dụng chất
thải, phụ phẩm chăn nuôi làm nhiên liệu khí sinh học; nuôi côn trùng, sinh vật có ích làm phân bón; chăn nuôi khép kín từ sản xuất thức ăn đến xử lý chất thải tái sử dụng cho trồng trọt.
Cũng qua hoạt động phối hợp từ nay đến năm 2030, ngành Nông nghiệp Đà Lạt cho biết sẽ “lồng ghép chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh và thành phố để xây dựng, phát triển mô hình tiết chế hóa, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu đầu vào trong trồng trọt và chăn nuôi; mô hình tiết kiệm nước tưới, năng lượng và tài nguyên trong trồng trọt, chăn nuôi để gia tăng hiệu quả sản xuất, giảm lượng phát thải, khí thải. Đặc biệt kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp để tái sử dụng hiệu quả phụ phẩm của ngành này là đầu vào của ngành kia, kéo dài vòng đời sản phẩm, kết nối bền vững, góp phần nâng cao giá trị ngành hàng nông sản…”
Cụ thể hơn, ngành Nông nghiệp
thành phố Đà Lạt đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các giống cây
trồng kháng bệnh; sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh
học; chế phẩm kích kháng thực vật, phục hồi dinh dưỡng đất, bảo quản nông sản;
quy trình sản xuất trái vụ. Bên cạnh đó, ứng dụng các chế phẩm sinh học xử lý
môi trường chăn nuôi khép kín; công nghệ xử lý, tái chế phụ phẩm lâm nghiệp làm
nhiên liệu sinh học, ván gỗ, tấm cách nhiệt; phục hồi diện tích rừng tự nhiên
bị suy thoái, phát triển mô hình lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, mô hình nông
lâm kết hợp; xây dựng các chuỗi cung ứng lạnh kết nối hoạt động logistics, tối
ưu hóa thời gian, nâng cao hiệu quả và thương hiệu của sản phẩm trên thị trường…
Hỗ trợ sản xuất theo các tiêu
chuẩn chứng nhận
Đáng kể với nhóm giải pháp tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn, lồng ghép các chương trình, dự án của tỉnh và thành phố hỗ trợ tổ chức, cá nhân hình thành chuỗi liên kết, mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình. Đồng thời hỗ trợ theo các tiêu chuẩn chứng nhận trong nước và quốc tế như: VietGAP, GlobalGAP, HACCP; hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối doanh nghiệp tìm kiếm thị trường sản phẩm chế biến từ phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi; giới thiệu công nghệ, máy móc, thiết bị ứng dụng phát triển nông nghiệp tuần hoàn... Ngoài ra hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp tích hợp đa giá trị gắn với sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến phụ phẩm nông nghiệp, chất thải hữu cơ thành sản phẩm phân bón, giá thể trồng trọt, thức ăn chăn nuôi …
Đẩy mạnh những nhóm giải pháp chủ yếu giảm thiểu các yếu tố đầu vào nêu
trên, ngành Nông nghiệp Đà Lạt phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2030 phân bổ ít nhất 20%
nhiệm vụ khoa học công nghệ giảm từ 0,5-1% tổn thất sau thu hoạch mặt hàng
nông, lâm sản chủ lực; 100% cán bộ khuyến
nông; 80% chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã được tập huấn, tiếp cận quy
trình quản lý, xử lý, tái chế chất thải, phụ phẩm; hàng năm xây dựng từ 1-3 mô hình sản xuất nông
nghiệp tuần hoàn; gia tăng 20-30% giá trị trong chuỗi ngành hàng nông sản.
Trong từng lĩnh vực, mục tiêu phấn đấu ngành Nông nghiệp thành phố Đà Lạt đến năm 2030 đạt 95% lượng phụ phẩm trong khai thác, chế biến gỗ được tái sử dụng; thu gom, xử lý 95% phụ phẩm, chất thải trồng trọt và trên 90% chất thải chăn nuôi trong nông hộ và 100% trang trại, trong đó tái sử dụng theo mô hình kinh tế tuần hoàn đạt tỷ lệ lần lượt 70%, 60% và 90%...
THANG 12/2024