VĂN VIỆT
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng phát triển nhanh về cơ giới hóa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sản phẩm thu hoạch. Tuy nhiên, cơ giới hóa trong nông nghiệp vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, còn thiếu bền vững, chủ yếu ở những khâu làm đất, phun thuốc, tưới nước, vận chuyển, nên cần tăng cường mức độ đồng bộ hơn trong thời gian tới.
Theo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các khâu được cơ giới
hóa trong sản xuất rau cả nước tập trung vào làm đất, tưới nước, phun thuốc bảo
vệ thực vât, tỷ lệ lần lượt đạt 54,9%; 92% và 66,9%. Ở các khâu khác, tỷ lệ cơ
giới hóa rất thấp như gieo trồng mới đạt 8%, bón phân 20,3%, thu hoạch 6,3%. Qua
khảo sát tại
các vùng trồng rau Lâm Đồng trong nhà lưới, nhà kính cho thấy, tỷ lệ cơ giới
hóa cao nhất ở khâu làm đất với 87%; tỷ lệ phun thuốc bảo vệ thực vật 80%.
Trong khi tỷ lệ hộ không áp dụng máy móc, thiết bị cao nhất trong khâu gieo
trồng và khâu thu hoạch chiếm 87% và 100%. “Như vậy, trên vùng nông nghiệp Lâm Đồng, tỷ
lệ hộ cơ giới hóa ở các khâu trong sản xuất rau có mức độ đồng bộ thấp. Nguyên
nhân do quy mô sản xuất nông hộ nhỏ, đặc biệt các khu vực nằm trên đồi dốc, việc
áp dụng máy móc, thiết bị chưa mang lại hiệu quả trong khâu gieo trồng, thu
hoạch. Ngoài ra ở nhiều khâu sản xuất sử dụng các loại máy, thiết bị trên thị
trường chưa phù hợp quy mô sản xuất của nông hộ. Chỉ riêng canh tác hiệu quả nhất
trong hệ thống nhà lưới, nhà kính hay ngoài trời là hệ thống tưới tự động, bổ
sung trực tiếp dinh dưỡng, phân bón cho cây rau...”, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn nhận định.
Cũng qua khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất rau tại Lâm Đồng, tỷ lệ doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết cơ giới hóa sản xuất chiếm 60%. Đánh giá về mức độ đồng bộ trong áp dụng máy móc giữa các khâu trong sản xuất với đào tạo, tập huấn vận hành máy, an toàn vệ sinh lao động, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tổ chức sản xuất rau tại Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế. Chỉ có khoảng 30% số lao động tham gia đào tạo, tập huấn về cơ giới hóa, chưa có hộ nào được đào tạo, tập huấn về vận hành máy nông nghiệp, về an toàn vệ sinh lao động, đồng bộ với cơ sở hạ tầng; 65% đánh hệ thống kênh mương và đường giao thông nội đồng hiện chỉ ở mức trung bình và kém. Mức độ đồng bộ giữa áp dụng máy móc và tổ chức sản xuất chưa hiệu quả…
Yếu
tố quan trọng nhất trong sản xuất rau Lâm Đồng được 87% số hộ đánh giá cần có
máy, thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất. Tiếp theo 80% số hộ đề nghi tăng
cường đầu tư hạ tầng giao thông. Một số yếu tố tạo thuận lợi khác về phát triển
cơ giới hóa cũng được nông hộ lựa chọn cần có trung tâm hỗ trợ sửa chữa, tư vấn
sử dụng máy, hỗ trợ vay vốn đầu tư máy, thiết bị phục vụ sản xuất. Hai yếu tổ
được lựa chọn ít nhất là tổ chức mô hình trình diễn cơ giới hóa đồng bộ và đào
tạo kỹ năng vận hành máy chỉ 33% nông hộ yêu cầu. Bên cạnh đó, các yếu tố đang làm cản trở quá
trình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất rau Lâm Đồng, chiếm 93% số nông hộ cho
rằng, chưa tiếp cận chính sách tín dụng mua máy móc, thiết bị; 87% nông hộ đang
thiếu các đơn vi cung cấp dịch vụ cơ giới hóa chuyên nghiệp…
Để đạt các nhóm tiêu chí áp dụng máy, thiết bị, công nghệ đồng bộ trong tất cả khâu sản xuất; cơ giới hóa giữa các khâu sản xuất gắn với vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tổ chức sản xuất đồng bộ với cơ giới hóa theo chuỗi liên kết trên các vùng nông nghiệp Lâm Đồng nói riêng, cả nước nói chung, từ nay đến năm 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thí điểm ít nhất 1 dự án cơ giới hóa đồng bộ đối với mỗi sản phẩm chủ lực tại các địa phương. Đồng thời ưu tiên phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, công nghệ tự động hóa, người máy, trí tuệ nhân tạo, máy bay không người lái, phân tích dữ liệu lớn, quan trắc môi trường, công nghệ kết nối; liên kết ngân hàng thương mại hỗ trợ gói tín dụng cho vay các dự án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp tập trung…
tháng 12/2024