VĂN VIỆT
Trước mục tiêu hình thành Trung tâm sản xuất hoa hàng đầu khu vực Đông Nam Á, ngành hoa Lâm Đồng tiếp tục phát huy lợi thế so sánh, phát triển chuỗi sản xuất bền vững, giá trị cao mang tầm quốc tế.
Theo ngành hoa Lâm Đồng, Đà
Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận “Thành phố Festival hoa của
Việt Nam” tổ chức Festival hoa hai năm một lần tôn vinh giá trị nhãn hiệu “Đà
Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” do Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công
nghệ) chứng nhận, tạo cơ hội doanh
nghiệp, hợp tác xã, nông dân sử dụng và
bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm hoa Đà Lạt gắn với chỉ dẫn địa lý để tiếp tục
mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và quốc tế. Qua đó xác
định lợi thế so sánh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, thông
qua tác động kinh nghiệm kết hợp ứng dụng kỹ thuật mới của người sản xuất đã hình thành các vùng chuyên canh đa dạng chủng loại hoa công
nghệ cao quanh năm gắn với phát triển làng nghề truyền
thống trên địa bàn.
“Đến nay, cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất cũng như trình độ canh tác hoa của nông dân Lâm Đồng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất hoa công nghệ cao, đặc biệt doanh nghiệp FDI đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trong tỉnh có cơ hội tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông minh để phát triển liên kết sản xuất, mở rộng thị trường. Và các doanh nghiệp hoa trên địa bàn tỉnh bước đầu có những công trình nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả công nghệ lai tạo, nhân giống và tiệm cận đến trình độ làm chủ công nghệ sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp, lan vũ nữa, đồng tiền, góp phần giảm giá thành sản xuất, năng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm hoa trên thị trường trong nước, quốc tế...” , đánh giá chung của ngành hoa Lâm Đồng cho biết.
Số liệu cập nhật mới nhất của Hiệp hội Hoa Đà Lạt đến cuối năm 2024, toàn tỉnh sản xuất 10.880 ha hoa các loại, tổng sản lượng 4,4 tỷ cành. Trong đó hoa cúc, hoa lay ơn, hoa hồng, hoa chậu các loại chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt 38,1%; 12,9%; 12% và 13,4%. Các loại hoa cẩm chướng, đồng tiền, lily chiếm 7,4%; 5,5% và 1,3%. Diện tích sản xuất hoa chủ lực tập trung địa bàn thành phố Đà Lạt với trên 62%. Tiếp đến chiếm 18% huyện Lạc Dương; còn lại 20% tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc. Với kinh nghiệm hơn 20 năm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, toàn tỉnh hàng năm đã huy động nguồn lực ưu tiên cho phát triển ngành hoa triển khai mô hình điểm các công nghệ mới về giống của các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản; nhà kính của Isarel, Pháp, Hà Lan; IoT cảm biến về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng của các nước Châu Âu, Nhật Bản; quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao; công nghệ thông minh quản lý trang trại, tưới nước tiết kiệm gắn với châm phân tự động.
Kết quả đã có 92,5% diện tích sản xuất hoa đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Hơn 50 cơ sở nuôi cấy mô với năng lực sản xuất gần 80 triệu cây giống/năm; 187,2 ha ứng dụng IoT quản lý đồng bộ, điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, nước tưới, dinh dưỡng kết nối với hệ thống computer, điện thoại thông minh; quy hoạch 3 vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao gần 390ha tại thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng; công nhận 2 vùng sản xuất hoa công nghệ cao tại phường 12 (150 ha hoa cúc, hoa lily) và phường 5, TP Đà Lạt (158 ha hoa hồng, cẩm chướng, đồng tiền); 3 Công ty Dalat Hasfarm; Hoa Mặt Trời, Công nghệ Sinh học F1 sản xuất 201ha hoa được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Ước tính thu nhập bình quân trên đơn vi diện tích sản xuất hoa Lâm Đồng đến nay đạt trên 3 tỷ /ha. Trong đó canh tác mỗi năm trong nhà kính công nghệ cao trên 4,2 tỷ đồng/ha (hoa lily); 1,5 tỷ đồng/ha (cẩm chướng); 1,3 tỷ đồng/ha (hoa cúc).
Để thúc đẩy phát triển ngành hoa gắn với các làng nghề truyền thống, thu hút du khách tới tham quan, giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm hoa có chất lượng cao, đặc thù tại địa phương, toàn tỉnh phát triển 5 Làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành, Đa Thiện, Xuân Thành của thành phố Đà Lạt với tổng diện tích hơn 887ha. Thống kê chưa đầy đủ, Thị trường tiêu thụ hoa của Lâm Đồng nội tiêu chiếm 89,3% tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; thị trường xuất khẩu chiếm tỷ lệ 10-11% sang các nước Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan. Ngoài ra còn chiếm sản lượng hoa xuất khẩu đáng kể sang các nước Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Hà Lan, Philippin, Singapore, Pakistan, Nga, Campuchia …
Mục tiêu đến năm 2030, ngành hoa Lâm Đồng phấn đấu trên 70% sản lượng hoa toàn tỉnh thu mua, tiêu thụ thông qua Trung tâm Giao dịch hoa tại thành phố Đà Lạt và xây dựng thêm 1-2 Trung tâm logistics theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại kết hợp với định hướng vùng sản xuất, quy hoạch giao thông vận tải. Nâng tổng số diện tích hoa gieo trồng theo hướng bền vững lên 11.500 ha.
Giải pháp đột phá về
khoa học công nghệ, toàn tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện các đề tài, dự án trí
tuệ nhân tạo trong sản xuất và bảo quản hoa sau thu hoạch; xây dựng cổng thông tin điển tử dự tính, dự
báo, xác định bản đồ dịch hại cây hoa đến tận xã, phường, cánh đồng, trang
trại; xây dựng các mô hình tích
hợp thông minh các thông số ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng, ứng dụng hệ thống cảm
biến điều chỉnh ánh sáng, ẩm độ đất, ẩm độ không khí để điều chỉnh quy trình
phân bón, tưới nước, hệ thống phun thuốc tự động cho cây hoa.
Đặc biệt chú trọng giải pháp thu hút nguồn vốn ODA, FDI để đầu tư phát triển sản xuất hoa công nghệ cao, thông minh, trong đó ưu tiên các nguồn lực Dự án phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp do tổ chức JICA - Nhật Bản hỗ trợ; hợp tác với các nước Bỉ, Hà Lan, Israel, Hàn Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất hoa hiện đại; triển khai chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu...
THÁNG 12/2024
|