VĂN
VIỆT
Hai giống dâu tây PS8.07 và PS8.10 được Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam vừa công bố khảo nghiệm và nhân rộng diện tích canh tác đại trà, đạt hiệu quả kinh tế khá cao trên các vùng nông nghiệp Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
Trung
tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa từ năm 2018 đã bắt đầu nghiên cứu lai tạo
và chọn tạo từ các giống dâu tây của Nhật Bản và Hàn Quốc đã thoái hóa do sản
xuất lâu năm trên các vùng nông nghiệp TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương, kết quả đến
năm 2021 mới chính thức đưa ra trồng khảo nghiệm trên diện tích 3.000m2
nhà kính, gồm 3 nông hộ được chọn tham gia mô hình. Toàn bộ cây giống dâu tây mới
có tên PS8.07 và PS8.10 được Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa sản xuất bằng công nghệ cấy mô sạch bệnh, chất lượng cao, nên đạt tỷ lệ gần
100% cây sống bén đọt và sinh trưởng tốt tươi. Với diện tích trung bình 1.000m2
trồng 8.000 cây giống dâu tây PS8.07 và PS8.10 cấy mô trên giá thể phối trộn hỗn
hợp xơ dừa, trấu, đá núi lửa, phân vi sinh…,Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau
và Hoa hướng dẫn nông hộ chăm sóc từng ngày theo quy trình kỹ thuật mới chuyển
giao từ Hàn Quốc.
Cụ
thể trong khu vườn 1.000m2 lợp ni lông trên phần mái bên trên, bốn phía
vách phía dưới bao phủ lưới che nắng chắn gió, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây,
Rau và Hoa lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với châm phân tự động kết nối
đến từng gốc cây dâu tây giống mới. Bên trên hệ thống máng giá thể được bố trí
giăng mắc hệ thống bẫy sinh học dẫn dụ tiêu diệt côn trùng. Ở không gian bên trên
gắn 5 chiếc quạt gió hoạt động liên tục vào buổi sáng mỗi ngày để tạo không khí
thông thoáng và “phối hợp” cùng với đàn ong thiên địch thả nuôi giúp cho cây dâu
tây đạt tỷ lệ thụ phấn tạo quả với số lượng và chất lượng tối ưu nhất. Kết quả
sau khoảng 4 tháng xuống giống trồng và áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại, 2 giống
dâu tây dâu tây PS8.07 và PS8.10 bước vào thu hoạch liên tục đến khoảng 6 tháng
sau đó mới kết thúc một vụ mùa thu hoạch, bước vào một vụ mùa xuống giống trồng
mới.
Qua khảo nghiệm đầu tiên trên diện tích 3.000m2 nói trên, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa đánh giá: Giống dâu tây PS8.07 và PS8.10 đặc điểm sinh trưởng theo chiều thẳng đứng, thời gian ra hoa từ 76-78 ngày, thời gian quả chín từ 30-32 ngày. Quả có dạng hình nón, khá cứng, màu đỏ khi chín; độ brix (độ ngọt) lần lượt từ 12-12,5% và 12,5-13,5%, vị thơm đậm đà. Trung bình thu hoạch đạt 30-35 quả /cây; Năng suất đạt 28-32 tấn/ha. Khả năng đề kháng chống chịu bệnh thán thư, phấn trắng hiệu quả…
Tính đến thời điểm tháng 4/2023, Trung tâm Nghiên cứu
Khoai tây, Rau và Hoa đã chuyển giao cho 15 hộ nông dân các phường 5, 7, 8, 11,
12, xã Xuân Thọ, Xuân Trường, TP Đà Lạt và các vùng nông nghiệp khác của huyện Lạc
Dương với tổng diện tích khoảng 2 ha dâu tây PS8.07 và PS8.10, đạt năng suất mỗi
năm 33,7 tấn/ha. Trong đó tỷ lệ quả dâu tây loại 1 đạt hơn 82%. So sánh năng suất
dâu tây PS8.07 và PS8.10 cao hơn 15- 20% so với các loại giống dâu tây thông thường
sản xuất trên cùng vùng nông nghiệp TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
Ông
Nguyễn Trọng Khoa, chủ nông hộ tham gia
mô hình tại phường 8, TP Đà Lạt
nhận định rằng, 2 giống PS8.07 và PS8.10 sinh trưởng mạnh, khỏe. Giống cho thu
họach nhiều chùm
quả trên cành, kích
thước quả đồng đều, độ cứng
khá, quả khi chín có màu đỏ đẹp, được thị trường ưa chuộng. Hiện tại quả
dâu PS8.07 và PS8.10 đang thu hoạch bán tại vườn với giá 250.000 – 300.000 đồng/kg.
Với
hiệu quả kinh tế khá cao như vậy, sau vụ mùa mô hình này, ông Khoa tiếp tục trồng vụ mới trên diện tích từ 3.000m2 – 5.000m2.
“Nhìn chung các đại biểu và nông dân tham gia hội thảo chuyển giao kỹ thuật đã đánh giá cao về 2 giống dâu tây PS8.07 và PS8.10 trên từng khu vườn với những đặc tính nổi trội như quả đồng đều, khi chín có màu đỏ tươi, đẹp, độ cứng khá, ăn ngon, mùi rất thơm và ngọt. Đồng thời đề nghị Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa có kế hoạch nhân 2 giống dâu tây mới này để giúp nông dân phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong thời gian tới…”, Tiến sĩ Nguyễn Thế Nhuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa nói. Theo đó, mục tiêu trong vài năm tới, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa sẽ tiếp tục nhân rộng sản xuất 15- 20 ha đối với 2 giống dâu tây PS8.07 và PS8.10 phù hợp trên các vùng nông nghiệp TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
THÁNG 4/2023