VĂN VIỆT
Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận với khí hậu ôn hòa đã trở thành miền đất lành cho các loại hoa hồng nguồn gốc châu Âu sinh trưởng tốt tươi, kết nụ bung hoa cả trăm năm qua.
Tận dụng lợi thế so sánh từ
mười năm trước, anh Phạm Văn Trọng (qua tuổi tứ tuần) đã lập các khu vườn chuyên
canh hoa hồng cổ nơi cao nguyên Lâm Viên bước đầu đã mang lại giá trị đáng kể về
thương mại và mục đích khôi phục, phát triển.
Hưởng ứng Festival Hoa Đà
Lạt lần thứ IX năm 2022, chủ vườn Phạm Văn Trọng trưng bày 20 cây hoa hồng cổ từ
30 năm đến 80 năm tuổi tại Vườn hoa Đà Lạt, đã tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với khách
tham quan. Nhiều người trông thấy lần đầu cũng như trông thấy nhiều lần các cây
hoa hồng cổ dịp này đều thú vị khi khám phá những nét độc đáo, mới lạ từ gốc,
thân, cành đến sắc màu của từng cánh hoa xếp từng lớp lên nhau.
Cụ thể anh Trọng giới thiệu
khách hàng cây bạch xếp 60 năm tuổi di thực về từ một tỉnh đồng bằng phía Bắc từ
7 năm trước. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật đặc biệt tại môi trường thiên nhiên
Đà Lạt, cây bạch xếp đã phục hồi hoàn toàn các đặc tính sinh thái như chu kỳ một
lứa hoa mới 30- 35 ngày, đường kính tán hoa 3,5m, màu hoa trắng tuyết.
Tương tự cũng di thực từ
các tỉnh miền núi phía Bắc về Đà Lạt từ 7 năm trước, cây hoa hồng cổ màu cánh sen
được kỹ thuật viên của nhà vườn Trọng Hằng (chủ vườn Phạm Văn Trọng) tạo hình dáng
cân đối chiều cao khoảng 3 m, tán hoa có đường kính 3 m với hàng trăm đóa hoa cánh
kép bung nở mỗi lứa kéo dài 15 ngày. Riêng cây hoa hồng đào có tuổi 30 năm, di thực
từ khu vực đồng bằng miền Bắc vào Đà Lạt gần 10 năm, được nhà vườn Trọng Hằng
giữ chiều cao từ 2,5- 3m, tán cây rộng hơn 2m với cả trăm đóa hoa nối tiếp bung
nở mỗi lứa 20 ngày, sắc hoa hồng phấn, hồng cánh sen dịu ngọt.
“ Với biên độ trong 24 giờ
chênh lệch gần 10 độ, Đà Lạt trở thành môi trường lý tưởng để tác động kỹ thuật
chăm sóc các loại hoa hồng cổ có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao so với
các vùng miền khác trong cả nước…”, anh Trọng nhận định.
Theo đó trong 5 năm vừa qua, tính riêng khu vườn Trọng Hằng 10.000m2 dưới chân núi Voi, xã Hiệp An, Đức Trọng đã phục hồi và xuất vườn tiêu thụ số lượng khá lớn cây hoa hồng cổ các loại cho khách hàng trong tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ. Doanh thu mỗi cây từ 5 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.
Đặc biệt đón Xuân Quý Mão
2023, khu vườn Trọng Hằng 10.000m2 dưới chân Núi Voi đã tập kết mới 200
cây hoa hồng cổ để vận chuyển giao trực tiếp cho khách hàng đặt hàng trong tỉnh
Lâm Đồng. Khuôn viên sử dụng hoa hồng cổ của khách hàng trong tỉnh Lâm Đồng chiếm
phần lớn gồm sân vườn nhà liên kế, homestay, biệt thự, resort, khu du lịch…Giá
mỗi cây hoa hồng cổ đặt hàng ở đây từ 7 triệu đồng đến 300 triệu đồng, đặc biệt
có 1 cây bán giá lên đến 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó, đón trước
nhu cầu thị trường trong năm 2023, nhà vườn Trọng Hằng đã phục hồi sinh trưởng
900 cây hoa hồng cổ bạch xếp, hồng cánh sen, hồng phấn, hồng đào…tại các khu vườn
ươm ở thành phố Đà Lạt, hiện đã đưa về chăm
sóc tập trung tại khu vườn 10.000m2 dưới chân núi Voi, Đức Trọng. Tất
cả khách hàng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng đều được kỹ thuật viên của nhà vườn
Trọng Hằng hướng dẫn chăm sóc, tư vấn thiết kế tiểu cảnh sân vườn, định kỳ bón
phân, bơm thuốc với liều lượng phù hợp cho cây nở hoa đều đặn, chất lượng cao…
“Các loại hoa hồng cổ ở Đà Lạt nói riêng và từ các vùng miền trong nước nói chung đưa các khu vườn Trọng Hằng phục hồi, thuần dưỡng khá hiệu quả nhờ điều kiện thổ nhưỡng, môi trường phù hợp. Tuy nhiên để cây hoa hồng cổ phát triển cành, cây, lá mạnh mẽ, quanh năm cho màu hoa thắm sắc đặc trưng, nhà vườn Trọng Hằng chúng tôi chú trọng chuyển giao khách hàng về kỹ thuật bón phân hữu cơ cân đối; chủ động các giải pháp phòng trừ bệnh hại khi thời tiết chuyển mùa; thường xuyên cắt cành, tỉa tán, tạo dáng cây đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước… ”, chủ vườn Phạm Văn Trọng chia sẻ.
THÁNG 1/2023