VĂN
VIỆT
Với mục tiêu tiếp tục mở rộng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong năm 2023, ngành nông nghiệp Lâm Đồng xác định các nhóm giải pháp trọng tâm để chủ trì, phối hợp triển khai đạt hiệu quả trên từng nhóm cây trồng, vật nuôi.
Gần 275,7 tỷ đồng dự án liên
kết 2 cấp
Thống kê trong năm 2022 vừa qua, ngành nông nghiệp
Lâm Đồng được phệ duyệt 24 dự án hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết với tổng kinh
phí hơn 63 tỷ đồng. Trong đó phân bổ 11 dự án cấp tỉnh gần 50 tỷ đồng và dự án
cấp huyện hơn 13 tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2022, toàn tỉnh Lâm Đồng phê duyệt
30 dự án liên kết cấp tỉnh và 57 dự án liên kết cấp huyện, tổng kinh phí gần
275,7 tỷ đồng. Kết quả đã giải ngân lần lượt dự án liên kết cấp tỉnh và cấp huyện
hơn 51 tỷ đồng và 33,3 tỷ đồng.
Cụ thể những dự án liên kết cấp tỉnh có tổng kinh
phí phê duyệt triển khai nhiều nhất gồm: Tổ chức sản xuất, chế biến gắn với tiêu
thụ sản phẩm rau, củ, quả tươi và cấp đông của Công ty cổ phần Viên Sơn (hơn 11,3
tỷ đồng); hoa cắt cành của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Vạn Thành
1 (hơn 11 tỷ đồng); atiso của Công ty TNHH trà Ngọc Duy (gần 10,4 tỷ đồng); rau,
củ, quả và cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào tại HTX Dịch vụ nông – lâm nghiệp Nam
Hà (gần 10,9 tỷ đồng)...
Tương tự, những dự án cấp huyện có kinh phí phê duyệt triển khai nhiều nhất như: Chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ rau, củ, quả tại HTX Sản xuất nông nghiệp Đạ K’Nàng, Đam Rông (hơn 4,6 tỷ đồng); sản phẩm mật ong và cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Việt – Ý (gần 3,4 tỷ đồng)…
Kết quả đến hết năm 2022, toàn tỉnh Lâm Đồng mở rộng
hoạt động 213 chuỗi liên kết, tăng 31 chuỗi so với năm 2021. Quy mô liên kết với
16.900 hộ trồng trọt, sản lượng 480.738 tấn/năm; hơn 2.800 hộ chăn nuôi 1.030.860
con heo, bò sữa, bò thịt, gà, chim cút, 326,5 ha dâu tằm, tổng sản lượng đạt hơn
143.180 tấn. Bên cạnh 87 chuỗi được ngân sách nhà hỗ trợ, còn lại 126 chuỗi do
doanh nghiệp, HTX, cơ sở chủ động đầu tư xây dựng và phát triển.
Đáng kể các sản phẩm trồng trọt liên kết với 82 chuỗi
rau, củ, quả (2.406 hộ, gần 3.685 ha); 23 chuỗi cà phê (10.970 hộ, 22.964 ha); 10
chuỗi chè (306 hộ, 818 ha); 7 chuỗi hoa (364 hộ, 265,8ha); 9 chuỗi dược liệu (327
hộ, 244,3 ha); 6 chuỗi lúa (674 hộ, 833 ha); 6 chuỗi mắc ca ( 823 hộ, 1.035 ha);
2 chuỗi nấm hương (32 hộ, 25 ha).
Và các sản phẩm chăn nuôi liên kết với 11 chuỗi dâu tằm (583 hộ, 326,5 ha); 4 chuỗi bò sữa (1.617 hộ, 26.460 con); 4 chuỗi heo (247 hộ, 241.200 con); 3 chuỗi bò thịt (168 hộ, 1.600 con); 3 chuỗi mật ong (100 hộ, sản lượng 135 tấn); 2 chuỗi gà thịt (38 hộ, 412.600 con); 1 chuỗi cá tầm ( 8 hộ, 8 ha)…
Nâng cao hiệu quả 233 chuỗi
liên kết
Đánh giá chung cho thấy, các dự án liên kết chuỗi sản
xuất gắn với tiêu thụ đều sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước, nhất là việc xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu
được tổ chức thường xuyên và đạt những kết quả nhất định. Trên cơ sở này, ngành
nông nghiệp Lâm Đồng xây dựng và triển khai mục tiêu phát triển mới 20 chuỗi liên
kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong năm 2023, nâng tổng số 233 chuỗi hoạt
động trên địa bàn. Quy mô liên kết 22.800 hộ canh tác khoảng 33.000 ha, chăn nuôi
1.050.000 con, đạt tổng sản phẩm lần lượt hơn 500.000 tấn và 170.000 tấn.
Theo ngành nông nghiệp Lâm Đồng, để đạt mục tiêu mở
rộng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong năm 2023, nhóm giải
pháp trọng tâm là nâng cấp hệ thống chuỗi liên kết đã hình thành, chuỗi liên kết
phát triển mới gắn với các điều kiện đảm
bảo an toàn thực phẩm. Qua đó khuyến khích đầu tư sản xuất theo quy trình kỹ thuật
GlobalGAP, VietGAP, VietGAHP…,áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, sơ chế,
chế biến nâng cao chất lượng nông sản, uy tín thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị
trường trong nước và xuất khẩu.
Với nhóm giải pháp chính sách, ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục “đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung theo quy hoạch như giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi, kho chứa sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia tuần lễ nhận diện sản phẩm an toàn do các tỉnh, thành phố tổ chức; phát triển chợ đầu mối, điểm giao dịch, cải thiện kênh thu mua, tiêu thụ nông sản theo hướng giảm khâu trung gian, tăng giá bán và thu nhập cho người sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết…”
THANG 2/2023