Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Tăng cường giải pháp phát triển rừng ở Đơn Dương

VĂN VIỆT

Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đơn Dương tiếp tục tăng cường các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, nhằm đạt mục tiêu giảm mỗi năm từ 15- 20% trở lên diện tích và lâm sản thiệt hại do các vụ phá rừng gây ra.

Thống kê trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện có 40.816ha diện tích quy hoạch 3 loại rừng, đạt mật độ che phủ rừng 59,16%. Trong đó diện tích rừng đã giao khoán quản lý bảo vệ cho 6 đơn vị và 972 hộ gia đình. Cụ thể giao khoán theo nguồn vốn chi trà dịch vụ môi trường rừng hơn 18.512ha cho 704 hộ gia đình và 6 đơn vị gồm: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương, Ban Quản lý Rừng phòng hộ D’ran, Công ty Acteam International, Công ty TNHH Hiếu Hòa, Công ty TNHH Laba, Công ty TNHH XD-TM-DV Ba Lê. Và 11.493ha rừng thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương, Ban Quản lý Rừng phòng hộ D’ran và 2 tập thể Ban Chỉ huy quân sự và Công an huyện Đơn Dương giao khoán cho 268 hộ gia đình.

Theo đánh giá của UBND huyện Đơn Dương: “ Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ, khôi phục rừng đã Huyện ủy, UBND huyện và các cơ quan, đơn vị, chủ rừng, địa phương quan tâm thực hiện. Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và khai thác tài nguyên rừng trái phép chưa được triển khai đồng bộ, chặt chẽ; kết quả phát triển rừng còn thấp, chưa thúc đầy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn…”

Bởi vậy mục tiêu chung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Đơn Dương tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, tạo sự chuyền biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức tuân thủ pháp luật của toàn dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Đồng thời lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản ý, bảo vệ rừng; xử lý kịp thời các vụ vi phạm, không để xảy ra điểm nóng vế phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn.

Trên cơ sở đó, huyện Đơn Dương xác định mục tiêu cụ thể giai đoạn 2020- 2025, mỗi năm giảm  từ 10- 15% trở lên số vụ phá rừng, 15- 20% trở lên diện tích rừng và lâm sản thiệt hai nêu trên. Đáng kể với hơn 3.187ha diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp, huyện Đơn Dương tổ chức trồng cây lâm nghiệp, cây đa mục đích theo hình thức phân tán và mật độ thấp, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân và tăng độ che phủ rừng lên 60%.

Giải pháp thường xuyên, liên tục trong giai đoạn 2020- 2025, huyện Đơn Dương kiện toàn lực lượng tuần tra rừng của Hạt Kiểm lâm, Đội 12 của huyện, các chủ rừng, cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thi trấn cùng phối hợp tăng tần suất kiểm tra rừng có trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể hạt Kiểm lâm và Đội 12 của huyện Đơn Dương phối hợp với đơn vị chủ rừng tuần tra tối thiểu 15 lần/tháng. Các hộ nhận khoán phối hợp với lực lượng chuyên trách của chủ rừng tuần tra 3- 5 ngày/tháng. Lực lượng chuyên trách của đơn vị chủ rừng nhà nước tổ chức tuần tra theo tổ, nhóm hàng ngày; phối hợp với lực lượng liên ngành tuần tra rừng, truy quét tại các điềm phức tạp. Định kỳ hàng tháng, lãnh đạo UBND huyện và các cơ quan chuyên môn kiểm tra rừng đề nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo xử lý tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn. Riêng các vùng rừng giáp ranh giữa huyện Đơn Dương và các huyện lân cận, tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp giữa xã với xã, giữa Hạt Kiểm lâm các huyện trong phối hợp tuần tra truy quét, cung cấp thông tin, truy bắt đối tượng, xử lý vi phạm…

Giải pháp khôi phục hơn 3.187ha đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp nêu trên, huyện Đơn Dương tiến hành trồng xen cây lâm nghiệp, cây đa mục đích mỗi năm khoảng 400ha. Các hình thức khôi phục độ che phủ rừng ở đây gồm: hình thành các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp trên đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất; trồng cây đa mục đích trên bờ bao, bờ thửa đất lâm nghiệp đang sản xuất cây rau, màu, đảm bảo độ tàn che từ 0,1 trở lên. Trường hợp vườn cây ăn quả các loại phát triển trên đất lâm nghiệp cần tiếp tục chăm sóc, cải tạo giống và trồng dặm cho đủ mật độ thành rừng trong 2 năm 2021, 2022.

Giải pháp vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ, phát triển rừng ở huyện Đơn Dương được tiếp tục triển khai với nhiều hình thức đạ dạng, thiết thực, hiệu quả. Đồng thời huyện Đơn Dương phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và toàn hệ thống chính trị trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt “thực hiện tốt việc phối hợp với chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp vận động 100% hội viên, đoàn viên ký cam kết không xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp, bảo vệ tài nguyên rừng…”

THÁNG 3/2021