VĂN VIỆT
Lâm Đồng vừa thông qua kế hoạch tái cơ cấu cây trồng trong 5 năm tới với hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai đồng bộ, bền vững để đạt và vượt những mục tiêu đề ra.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Lâm Đồng, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về
phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại, toàn ngành nông nghiệp Lâm
Đồng phấn đấu đến năm 2025 đạt tăng trưởng bình quân 4,5- 5%, cơ cấu trồng trọt
(75- 78%), chăn nuôi (18- 20%), dịch vụ (4-5%). Trong 300.000ha diện tích đất
canh tác nông nghiệp, phấn đấu đạt 75.000ha diện tính ứng dụng công nghệ cao,
1.600ha diện tích nông nghiệp hữu cơ và 1.000ha diện tích nông nghiệp thông
minh. Giá trị thu nhập trung bình 220 triệu đồng/ha/năm. Chuyển đổi giống cây
trồng để giảm 40.000ha diện tích thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm.
Cụ thể đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm
Đồng phát triển diện tích gieo trồng các loại cây trồng chủ lực tương ứng với
sản lượng gồm: 79.000ha rau (3 triệu tấn); 11.000ha hoa (3,6 tỷ cành và 364
triệu chậu hoa); 780ha dược liệu (20.000 tấn); 26.600ha lúa (156.000 tấn);
10.600ha bắp (67.000 tấn); 160.000ha cà phê (547.000 tấn); 12.000ha chè
(157.000 tấn); 32.900ha cây ăn quả (159.000 tấn)…
Đáng nói trong 75.000ha diện tích canh
tác công nghệ cao với tổng giá trị sản xuất ước đạt 45% toàn ngành trồng trọt
trong năm 2025. Tính chung toàn tỉnh
Lâm Đồng sẽ có tất cả 19 vùng sản xuất, 20 doanh nghiệp và 108 hợp tác
xã đạt các tiêu chí ứng dụng công nghệ cao; 30% diện tích đất canh tác đạt các
tiêu chuẩn chứng nhận an toàn bền vững; 99% mẫu nông sản kiểm nghiệm an toàn.
Đồng thới phấn đấu đạt các tỷ lệ 60% sản lượng nông sản tiêu thụ theo hợp đồng,
40% sản phẩm chế biến và 20% nông sản tươi được gắn tem truy xuất nguồn gốc
trước khi đưa ra thị trường. Tỷ lệ cơ giới hóa đạt trên 75% khâu làm đất, gieo
trồng, chăm sóc, xử lý giá thể; 15% khâu thu hoạch.
Ngoài ra cũng với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 50% sản lượng rau, hoa, cà phê Arabica được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Và có khoảng 160 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 20 sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Dự kiến thu nhập bình quân hơn 400 triệu đồng/ha/năm diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng giá trị thu nhập bình quân toàn tỉnh Lâm Đồng lên 220 triệu đồng/ha/năm nêu trên.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Lâm Đồng, nhiệm vụ đối với các huyện, thành phố căn cứ hiện
trạng sản xuất nông nghiệp và chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh
Lâm Đồng để lựa chọn đầu tư một số mô hình điểm cho từng vùng gắn với hoạt động
hội thảo đầu bờ để nhân rộng…Và nhiệm vụ chung của toàn ngành nông nghiệp Lâm
Đồng tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục giống khuyến khích, hỗ trợ
các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư sản xuất..
Trên cơ sở đó, trong giai đoạn 2021-
2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí 100% cho các đơn vị nghiên cứu cấp
tỉnh và 50% cho các doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất chanh dây và lan hồ
điệp. Bên cạnh đó, các hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình dân tộc thiểu số cũng
được ngân sách hỗ trợ 50% chi phí giống để chuyển đổi khoảng 2.000ha diện tích
cây trồng kém hiệu quả. Ngoài ra ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ 150 mô hình
điểm về thâm canh, xen canh hiệu quả các loại giống cây trồng mới tại vùng khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Với 40 mô hình sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao được hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/mô hình. Chi tiết
gồm; 20 mô hình chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị trong sản xuất; 10 mô
hình ứng dụng IoT trong quản lý chuỗi sản xuất và tiêu thụ; 5 mô hình thử
nghiệm công nghệ mới; 5 mô hình quản lý, giám sát dịch bệnh.
Với giải pháp lâu dài, ngành nông
nghiệp Lâm Đồng tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ người dân phát triển 3.000 công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt
920km. Qua đó góp phần chủ động nguồn nước tưới cho 150.000ha đất canh tác vào
năm 2025, trong đó diện tích tưới tiết kiệm đạt 48.500ha, tăng lần lượt so với
năm 2020 là 19.000ha và 10.000ha.
“Với tiêu chí “doanh nghiệp là nòng cốt, kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác là trung tâm, nông dân là chủ thể”, đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng thành lập mới 100 hợp tác xã, 50 tổ hợp tác, hình thành mới 100 chuỗi liên kết, nâng số lên 265 chuỗi liên kết. Trong 40 làng nghề truyền thống được công nhận có ít nhất 6 làng nghề có sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Phấn đấu tỉnh Lâm Đồng đạt tiêu chí nông thôn mới trước năm 2025. Riêng huyện Đơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh…”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhận định.
THÁNG 1/2021