VĂN VIỆT
Triển
vọng chuyển đổi trong từng nông hộ
Đón
năm mới 2021, phóng viên xuống các vùng nông nghiệp ở huyện Lâm Hà, huyện Đam
Rông cảm nhận không khí khẩn trương của vụ mùa cà phê thu hoạch sắp kết thúc,
người nông dân cũng bắt đầu tính toán cho vụ đầu tư sản xuất mới. Dừng lại thôn Phúc Thạch, xã Liên Hà, huyện
Lâm Hà, phóng viên được nhà nông Trần Văn Sương (50 tuổi) đưa ra khu vườn sau
nhà để xem những hàng cây cà phê vừa thu hoạch xong phải tác động các biện pháp
kỹ thuật để cho hoa nở muộn sau nửa tháng tới. “ Ước tổng sản lượng cà phê nhân
năm nay thu được khoảng 5 tấn nhân/ha, tăng thêm khoảng 25% so với năm ngoái. Kết
quả này nhờ hộ gia đình chúng tôi sử dụng hoàn toàn lượng phân bón hữu cơ và
bán hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… ”, anh Sương cho hay và hy
vọng sang năm tới, vườn cà phê 1ha của gia đình anh không những tăng thêm năng
suất mà còn tăng thêm thu nhập đáng kể từ các loại cây trái xen canh thu hoạch
vụ đầu tiên như 200 cây sầu riêng, 170 trụ tiêu, 140 cây mắc ca…
Từ
xã Liên Hà qua xã Phúc Thọ của huyện Lâm Hà, phóng viên vào trong xã Đạ K’Nàng
thuộc huyện Đam Rông được nghe thấy thêm nhiều chuyện kể về cây cà phê phát
triển theo hướng bền vững và ngày càng mở rộng diện tích. Bên cạnh đó còn phát
triển đa dạng các loại cây ăn quả xen canh, luân canh đã, đang và sẽ tạo bứt
phá cho thu nhập của phần lớn đồng bào thiểu số ở vùng sâu, vùng xa này. Nhà
nông Nguyễn Huy Phương (sinh năm 1974) nay là Giám đốc khởi nghiệp khá thành
công sau 2 năm sáng lập Hợp tác xã Laba Banana Đạ K’Nàng xuất khẩu hàng tuần
sang Nhật Bản từ 12- 15 tấn chuối Laba. Kết thúc sau một năm vượt kế hoạch phát
triển diện tích trồng chuối Laba xuất khẩu tại vùng xa Đạ K’Nàng, Giám đốc
Nguyễn Huy Phương chia sẻ: “Phía Nhật Bản đặt vấn đề hợp tác phát triển vùng
nguyên liệu chuối Laba đến 1.000ha ở vùng đất xã Đạ K’Nàng và vùng đất lân cận
thuộc huyện Đam Rông và huyện Lâm Hà, đến nay đã xây dựng khoảng 300ha; mục
tiêu 700ha còn lại thuộc về nhiệm vụ của HTX Laba Banana Đạ K’Nàng tiếp tục vận
động hộ nông dân trong và ngoài thành viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trong những năm tới…”
Đi
tiếp qua thị trấn Bằng Lăng đến xã Rô Men của huyện Đam Rông, phóng viên được
tiếp xúc với khu vườn cà phê trải rộng đến 10ha của nông dân Nguyễn Minh Thắng
(sinh năm 1975). Năm nay sản lượng cà phê của hộ gia đình anh Thắng thu hoạch
trung bình 3 tấn nhân/ha, nhưng bù lại với hàng trăm cây bơ ghép 034 xen canh
sắp sửa đón tuối năm thứ 4 với cành, nhánh chắc khỏe, phát tán với bán kính
rộng lớn, hứa hẹn bội thu vụ mùa đầu tiên vào mùa hè năm 2021. “ Năm 2021, hộ
gia đình chúng tôi hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật canh tác cà phê kết hợp xen
canh cây bơ 034, sau đó trao đổi, chuyển giao cho bà con nông dân trong và
ngoài xã Rô Men, huyện Đam Rông theo nhu cầu… ”, anh Thắng chân tình.
Trên
đây là “nhiều trong rất nhiều” nông hộ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, quy
trình canh tác phù hợp, hiệu quả ở huyện nghèo Đam Rông và huyện trọng điểm cà
phê Lâm Hà mà phóng viên đã tiếp xúc khi tác nghiệp. “Quy chiếu” với số liệu
tập hợp được trong 8 năm qua thì toàn tỉnh Lâm Đồng đã tái canh, cải tạo gần
73.000ha cà phê, đồng thời trồng xen canh sầu riêng, bơ, nhãn, mắc ca, các loại
cây che bóng khác trên tổng diện tích 22.600ha cà phê. Đặc biệt chương trình
sản xuất cà phê bền vững với tổng diện tích cà phê được cấp các chứng chỉ 4C,
UTZ, Rainforest đạt 75.500ha, góp phần tăng năng suất cà phê bình quân từ 2,6
tấn/ha vào năm 2012 tăng lên đến nay khoảng 3,2 tấn/ha…
Còn khoảng 51.800
ha có giá trị thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm
Kết quả thống kê đến cuối năm 2020, toàn ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã đạt các chỉ tiêu quan trọng gồm: tăng trưởng GRDP 4- 4,5%; diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 60.288ha; chuyển đổi, cải tạo 16.515ha diện tích đất sản xuất kém hiệu quả; 104/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới; phát triển 165 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; 90% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh…
“
Trong năm 2020, ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo
định hướng tái cơ cấu phù hợp điều kiện từng vùng sinh thái và nhu cầu thị
trường tiêu thụ. Tăng cường chuyển giao công nghệ sản xuất đến vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung chỉ đạo tái canh cà phê, chuyển đổi
đất lúa một vụ và vườn tạp sang trồng các loại cây khác đạt giá trị kinh tế cao
hơn…”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đánh giá.
Phát
huy những kết quả đạt được trong năm 2020, ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục
thông qua những giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong năm 2021 nói riêng
và cả giai đoạn 2021- 2025 nói chung. Cụ thể tái cơ cấu các vùng sản xuất theo
trục sản phẩm chủ lực của tỉnh Lâm Đồng và sản phẩm đặc sản của địa phương; tiếp
tục chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng
mới đạt năng suất, chất lượng và giá trị cao gắn với công tác giảm nghèo và
nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình. Đồng thời tăng cường xây dựng hạ tầng
giao thông, thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…phục vụ tốt hơn
nữa nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho người dân…
Triển khai đồng bộ những nhóm giải pháp chuyển đổi trọng tâm vừa nêu, ngành nông nghiệp phấn đấu đạt các chỉ tiêu trước mắt trong năm 2021 gồm: Giá trị sản xuất bình quân 188 triệu đồng/ha; diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 62.800 ha (trong đó nông nghiệp thông minh 450 ha); chuyển đổi, cải tạo 14.000 ha sản xuất kém hiệu quả (trong đó 6.400 ha cà phê); giảm hơn trên 4.000 ha đất canh tác kém hiệu quả, đưa diện tích canh tác có giá trị dưới 50 triệu đồng/ha/năm còn khoảng 51.800 ha, chiếm 17,2% diện tích canh tác…
tháng 1/2021