VĂN
VIỆT
Trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, Lâm Đồng xác định trọng tâm những nhóm giải pháp khai thác tiềm năng để phát triển quy mô, hiệu quả hơn nữa nông nghiệp hữu cơ trong những năm tới.
Mới
chiếm 0,035% tổng diện tích canh tác
Thống kê đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng
đang phát triển 60.288ha diện tích nông nghiệp công nghệ cao, chiếm 21,7% trên
tổng diện tích đất canh tác. Trong đó tập trung phần lớn diện tích cây rau (gần
23.580ha), cà phê (gần 21.000ha), chè (khoảng 6.230ha), lúa ( 3.630ha), hoa (
hơn 2.800ha)…Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích nông nghiệp công nghệ cao
gồm: 800 triệu- 1,2 đồng/ha/năm (hoa); 400- 500 triệu đồng/ha/năm (rau); 250
triệu đồng/ha/năm (chè), 200 triệu đồng/ha/năm ( cà phê). Tiếp theo diện tích
nông nghiệp thông minh với gần 195ha ứng dụng công nghệ cảm biến tự động đo
nhiệt độ, độ ẩm, quản lý dinh dưỡng cây trồng; 50ha sản xuất theo phương pháp
thủy canh. Riêng diện tích rau, lúa, chè, cây ăn quả, dược liệu, cà phê đạt các
tiêu chuẩn chứng nhận an toàn thực phẩm GlobalGAP, VietGAP, 4C, Rainforest,
UTZ… gần 77.620ha.
“Với nhiều điều kiện thuận lợi trên nền
tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh với quy mô
lớn, đa dạng chủng loại cây trồng; nhiều thiết bị, công nghệ, giống mới được sử
dụng, nhưng thực tế diện
tích sản xuất hữu cơ và bán hữu cơ ở Lâm Đồng hiện mới đạt hơn 105,2ha, chiếm
tỷ lệ 0,035% trên tổng diện tích đất canh tác- một tỷ lệ rất thấp so với tiềm
năng…”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đánh giá.
Cụ thể đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng mới có hơn 14ha rau và phúc bồn tử được cấp chứng nhận hữu cơ, tổng sản lượng gần 175 tấn/năm. Trong đó gồm: Công ty TNHH Liên doanh Organic Xuân Thọ, Đà Lạt (3,7ha rau); Công ty TNHH Univers Farm Organic Lạc Xuân, Đơn Dương (3ha); Trang trại Fabulous Organic Đạ Sar, Lạc Dương (2,8ha); Công ty TNHH Langbian.F dâu rừng (hơn 2,5ha); Công ty TNHH TM DV SX Tượng Sơn, Hiệp An, Đức Trọng (2ha).
Tiếp theo với 22,7ha diện tích sản
xuất theo hướng hữu cơ (bán hữu cơ), chiếm nhiều diện tích nhất là Tổ Hợp tác
sản xuất lúa xã Gia Viễn, Cát Tiên (11,5ha): Trang trại Thiên Sinh sản xuất rau
tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương (8ha); còn lại Công ty TNHH Jan’S xã Đạ Sar, Lạc
Dương (1,7ha); Tổ Hợp tác xã Tu Tra, Đơn Dương (1,5ha).
Đáng kể 70ha nuôi 500 con bò sữa tại Trang
trại Vinamilk Organic Đà Lạt được tổ chức Control Union (Hà Lan) cấp chứng nhận
đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu từ năm 2017.
Mục
tiêu 16 mô hình hữu cơ khép kín
Nhìn chung các doanh nghiệp, hộ gia
đình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Lâm Đồng phát triển tự phát, quy mô nhỏ, nên
cần phải xác định từng vùng sinh thái phù hợp để phát triển tập trung các loại cây trồng, vật
nuôi phù hợp, đạt giá trị gia tăng bền vững, thân thiện với môi trường.
Với mục tiêu này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng triển khai kế hoạch xây dựng 16 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ khép kín để nhân rộng trong giai đoạn 5 năm tới, tổng diện tích 1.600ha. Theo đó phân bổ diện tích sản xuất từng loại cây trồng tương ứng với sản lượng mỗi năm như: 400ha cà phê (700 tấn); 250ha rau, củ, quả (6.500 tấn); 200ha cây ăn quả (1.300 tấn); 200ha chè (950 tấn); 200ha mắc ca (400 tấn); 150ha lúa (580 tấn); 150ha dược liệu (1.150 tấn); 50ha nấm (100 tấn).
Với 16 mô hình vừa nêu, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng bắt đầu xây dựng quy trình sản xuất
nông nghiệp hữu cơ khép kín gồm: 2- 3 mô hình sản xuất rau, củ, quả tại các
vùng nông nghiệp Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, diện tích mỗi mô hình
khoảng 5.000m2. Tương tư ở các địa bàn Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai,
Đạ Tẻh với 2 mô hình trồng cây ăn quả (5ha/mô hình). Các khu vực đất lúa Đam
Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ Tẻh và Cát Tiên xây dựng 2 mô hình, quy mô tối
thiểu 10ha/mô hình. Sản xuất mắc ca, chè, cà phê ở Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Di
Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm tổng cộng 6 mô hình (5ha/mô hình). Sản xuất nấm ở Đà
Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương với 2 mô hình (5.000m2/mô hình)…
Trên từng mô hình trồng trọt hữu cơ
khép kín đều được ngân sách nhà nước hỗ trợ với định mức tối đa từ 50 triệu đồng (cây ăn quả) đến
125 triệu đồng (rau, củ, quả) và 250 triệu đồng (nấm).
Bên
cạnh đó, toàn tỉnh Lâm Đồng còn xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa,
bò thịt, gà hữu cơ lấy trứng, định mức ngân sách nhà nước hỗ trợ mỗi mô hình từ
27 triệu đồng đến 75 triệu đồng. Ngoài ra, ngân sách nhà nước cũng đưa vào hạng
mục hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sơ
chế, bảo quản nông sản hữu cơ; chi phí 70% mô hình sản xuất giống, vật nuôi,
cây trồng, phân bón hữu cơ…
Được biết dự toán tổng kinh phí thực hiện những mô hình sản xuất hữu cơ nói trên trong 5 năm tới ở Lâm Đồng hơn 263 tỷ đồng từ các nguồn vốn sự nghiệp ngân sách dành cho ngành nông nghiệp hàng năm; vốn sự nghiệp chương trình xây dựng nông thôn mới; vốn lồng ghép từ các chương trình, đề án khác và vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia.
THÁNG 1/2021