VĂN VIỆT
Hoạt động tiêu thụ nông
sản các loại của Lâm Đồng chiếm đến hơn 90% tiêu thụ thị trường trong nước,
tróng đó tỷ lệ tiêu thụ qua hợp đồng ổn định mới đạt đến 10%. Để tăng tỷ lệ kết
nối cung- cầu nông sản trong năm 2020, các sở, ngành liên quan của Lâm Đồng xác
định những nhóm giải pháp phối hợp hiệu quả hơn.
Kết
nối 1.141 lượt doanh nghiệp
Theo Sở Công thương Lâm Đồng, trong năm 2019, thông qua việc tổ
chức các hội nghị, hội chợ, triển lãm thương mại trong và ngoài nước, đã kết
nối 1.141 lượt doanh nghiệp Lâm Đồng tham gia ký kết bản ghi nhớ hợp tác tiêu
thụ nông sản với các nhà phân phối.
Cụ thể đã tổ chức 4 hội nghị và 3 chương trình kết nối giao
thương, thúc đẩy xuất khẩu nông sản Lâm Đồng sang thị trường Hàn Quốc, Trung
Đông, Châu Phi, Singapore…., thu hút đông đảo nhà phân phối thuộc hệ thống siêu
thị tại Việt Nam như AEON, AUCHAN…Đặc biệt thông qua các chương trình gặp gỡ hữu
nghị nông dân 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia, tuần nông sản Đà Lạt- Lâm Đồng tại
52 lượt tỉnh, thành trong nước; tổ chức khảo sát thị trường, tạo cơ hội cho
người tiêu dùng, khách du lịch, nhà phân phối tìm hiểu, tiếp xúc, trao đổi hợp
tác với hệ thống chợ đầu mối, chuỗi cửa hàng nông sản trong cả nước.
Tính chung giai đoạn năm 2017- 2019, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã
phát triển 1 Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Bảo Lộc, 1 siêu thị tổng hợp
Vinmart Bảo Lộc và 5 chợ nông thôn. Hiện nay có 2 Trung tâm Thương mại, 3 siêu
thị tổng hợp hạng 2 và 82 chợ tập trung tổ chức phân phối mặt hàng nông sản đặc
trưng Lâm Đồng như rau, củ, quả, trái cây, hoa, trà, cà phê….Ngoài ra Lâm Đồng còn
hỗ trợ xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu, bày bán các sản phẩm chế biến từ
nông sản tại huyện Đức Trọng của Công ty TNHH Ngô Mai Hoa…
Đáng kể hoạt động kết nối cung cầu nông sản thương mại điện tử ở
Lâm Đồng trong những năm gần đây còn hỗ trợ cho doanh nghiệp tích cực quảng bá,
mua bán trực tuyến nhanh chóng và thuận tiện. Trong đó riêng năm 2019, Lâm Đồng
hỗ trợ 16 doanh nghiệp xây dựng bộ thương hiệu trực tuyến, kết nối sàn giao
dịch Kiu Global xuất khẩu nông sản sang thị trường Úc. Số liệu tập hợp đến nay,
hoạt động tương tác kinh doanh thương mại điện tử ở Lâm Đồng đạt các tỷ lệ như:
80% email, 60% chữ ký điện tử, 30% website, 25% hợp đồng…
Đánh giá của Sở Công thương Lâm Đồng cho biết: “Các sản phẩm rau,
hoa, chè, cà phê…của Lâm Đồng đang trở thành thương hiệu mạnh, phân phối trên
các hệ thống siêu thị hiện đại trong nước như Big C, Vinmart, Lottle, Aeon…,
các chợ đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Thị trường xuất
khẩu mở rộng khu vực các nước Eu, Asean, Mỹ, Đài Loan, Trung Đông… ”
Tăng
13 bậc chỉ số thương mại điện tử
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Chỉ số thương mại điện
tử Lâm Đồng năm 2019 tăng 13 bậc so với năm 2016, xếp vị trí thứ 19 tỉnh, thành
phố trong nước với 40,4 điểm. Tuy nhiên so với tổng sản lượng thì việc kết nối cung
cầu nông sản vẫn còn đạt tỷ lệ thấp như: mới chỉ 20% tiêu thụ qua hệ thống phân
phối hiện đại, 10% liên kết chuỗi ổn định, 10% xuất khẩu…
Cũng theo Sở Công thương Lâm Đồng, để thúc đẩy hơn nữa cung cầu
nông sản thông qua hệ thống bán lẻ và hệ thống thương mại điện tử trong thời
gian tới cần nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm, tổ chức phối hợp đồng bộ và
nhịp nhàng. Đó là tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi
hơn nữa cho doanh nghiệp đầu tư phát triển hoạt động hệ thống thương mại hiện
đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, hệ thống chợ nông
thôn tiêu thụ nông sản.
Trong đó chú trọng phát triển các Trung tâm Sau thu
hoạch, sử dụng công nghệ tiên tiến để chế biến sâu, nhằm tăng giá trị và năng
lực cạnh tranh của nông sản địa phương. Đồng thời hàng năm thường xuyên thông
tin về thị trường, nhà phân phối, khả năng cung cấp hàng nông sản của doanh
nghiệp Lâm Đồng đối với đối tác trong và ngoài nước. Đặc biệt phối hợp với Bộ
Công thương để kết nối các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, tìm hiểu cơ hội hợp
tác kinh doanh với doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng…/.
tháng 1/2020