VĂN VIỆT
Dự án
VnSAT (Chuyển đổi nông nghiệp bền vững) Lâm Đồng kết thúc giai đoạn năm 2016-
2019 đã tập huấn, chuyển đổi kỹ thuật canh tác mới cho hơn 15.000 lượt nông hộ
trồng cà phê ở Lâm Đồng, tăng thu nhập hơn 9,3% so với biện pháp thông thường
và đã góp phần tích cực bảo vệ bền vững môi trường.
Mỗi
năm sản xuất 3,2 triệu cây giống cà phê VnSAT
Phóng viên đã đến Vườn ươm Lâm Huê ở xã Gia
Lâm, huyện Lâm Hà, một trong những vườn ươm cây cà phê hội đủ các điều kiện
tham gia Dự án VnSAT Lâm Đồng. Sau một buổi tiếp cận trực tiếp vườn ươm và vườn
sản xuất, phóng viên ghi nhận kết quả chuyển đổi quy trình sản xuất hiệu quả
trong tất cả giai đoạn từ ươm giống, chăm sóc cây giống, xuất vườn đến xuống giống,
canh tác và thu hoạch. Theo đó ở khâu gieo hạt giống, Vườn ươm Lâm Huê tập
trung kỹ lưỡng khâu xử lý lên luống đất cao hơn 20cm, phối trộn phân hữu cơ và cải
tạo đất bề mặt tơi xốp, khoảng cách ở giữa 2 luống đào đắp rãnh mương để thoát
nước...Và khâu chăm sóc thì chú trọng cắt cành, tỉa tán, bón phân hữu cơ cân đối,
sử dụng nguồn nước sạch để tưới...Kết quả mỗi năm Vườn ươm Lâm Huê xuất vườn
300.000 cây giống cà phê đạt tiêu chuẩn, chất lượng VnSAT, gồm khoảng 50% giống
cà phê chè và 50% giống cà phê vối. Trong đó chiếm khoảng 60% lượng cây giống
được nông dân địa phương xã Gia Lâm chọn mua về trồng đạt năng suất trung bình
mỗi năm đạt 4 tấn cà phê chè và 7 tấn cà phê vối/ha .
Tính chung giai đoạn năm 2016- 2019, Vườn ươm Lâm Huê ở xã Gia Lâm, Lâm
Hà là 1 trong 11 vườn ươm giống cây cà phê toàn tỉnh Lâm Đồng được Sở Nông
nghiêp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chứng nhận đạt tiêu chuẩn tham gia Dự
án VnSAT. Quy mô 11 vườn ươm này có tổng diện tích hơn 57.300m2,
năng lực sản xuất 3,2 triệu cây/năm, ước tính cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn
theo quy định đạt trên 95%. Hiện tại trong vùng dự án có thêm 1 vườn ươm tư
nhân tiếp tục phê duyệt hỗ trợ nâng cấp, dự kiến ký kết hợp đồng chọn nhà thầu
triển khai vào đầu năm 2020. Ngoài ra, Dự án VnSAT còn hỗ trợ tổng mức đầu tư
hơn 3 tỷ đồng nâng cấp vườn ươm nhà nước với quy mô diện tích 4.000 m2
thuộc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên). Trong tháng 11/2019 vừa qua, vườn ươm này
đã hoàn thành xây dựng, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng, năng lực sản xuất
mỗi năm 200.000 cây giống cà phê đạt tiêu chuẩn VnSAT, góp phần đáp ứng nhu cầu
tái canh niên vụ 2020 và những năm tiếp theo trên địa bàn Lâm Đồng.
Đến 92%
diện tích cà phê sản xuất, tái canh bền vững
Đáng kể trong năm 2019 với tổng kinh phí gần 5,5 tỷ đồng,
Ban Quản lý Dự án VnSAT Lâm Đồng đã hợp đồng với nhiều đơn vị tổ chức xây dựng
mô hình, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cà phê cho nông dân. Cụ thể
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện 40 mô hình sản xuất
cà phê bền vững với diện tích gần 28,8ha; hơn 60 lớp tập huấn cho nông dân trên
7 huyện, thành gồm: Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Lạc Dương và
Đà Lạt.
Tương tự, ngoài việc xây dựng 24 mô hình tái
canh cà phê bền vững với diện tích hơn 15,5 ha, mở 16 lớp tập huấn cho nông dân
vùng dự án Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng, Chi cục Trồng trọt
và BVTV Lâm Đồng còn triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chuyên
ngành cho 15 tổ chức nông dân gồm: phân tích đất và chẩn đoán dinh dưỡng, giám
sát và quản lý bệnh hại cà phê. Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng thực
hiện 27 mô hình sản xuất, tái canh cà phê bền vững với diện tích 19 ha; mở 21 lớp
tập huấn cho nông dân ở Bảo Lộc, Lâm Hà, Đức Trọng…Các Trung tâm Khảo nghiệm
giống và sản phẩm cây trồng Tây Nguyên; Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm
nghiệp Lâm Đồng thực hiện các hoạt động "giám sát chất lượng nhân giống
cây cà phê”; "giám sát và đánh giá sự đa dạng với cà phê"; khuyến cáo
nông dân đa dạng hóa cây trồng trong vườn cà phê….
Lũy kế từ đầu Dự án VnSAT đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã
đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho hơn 15.000 lượt nông dân về sản xuất, tái
canh cà phê bền vững với diện tích gần 13.000 ha. Thực hiện hơn 170 mô hình
trình diễn với diện tích hơn 120ha. Kết quả diện tích cà phê áp dụng biện pháp sản
xuất, tái canh bền vững đạt từ 75,3% đến 92%.
“Dự kiến kế hoạch năm 2020, VnSAT Lâm Đồng tiếp tục hỗ trợ nông dân lắp đặt
công nghệ tưới tiết kiệm trên 200 ha cà phê; trang bị 2 máy sấy và 3 máy sơ chế
cà phê; tiếp tục tập huấn về sản xuất, tái canh bền vững cho hơn 3.300 lượt
nông dân trong vùng dự án; thực hiện 70 mô hình trình diễn sản xuất, tái canh
cà phê bền vững…”, Ban Quản lý Dự án VnSAT Lâm Đồng cho biết./.
THÁNG 11/2019