VĂN
VIỆT
Đến
năm 2020, Lâm Đồng mở rộng lên 200 chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng lên 50% sản lượng nông sản tiêu thụ
thông qua hợp đồng. Đạt được mục tiêu này, Lâm Đồng cần có những giải pháp trọng tâm, trọng điểm, phù hợp
với từng vùng sản xuất trên địa bàn…
Tỷ
lệ còn khá thấp
sản phẩm chủ lực tiêu
thụ theo chuỗi liên kết
Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, xuất phát điểm
từ dự án của chính phủ Canada tài trợ giai đoạn năm 2010- 2013, ngành nông
nghiệp Lâm Đồng đã chọn HTX
Anh Đào, Đà Lạt và Trang trại Phong Thúy, Đức Trọng để xây dựng mô hình liên
kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Mô hình được áp dụng từ kinh nghiệm của một số doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, xác định nông dân tập trung
canh tác theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm hợp đồng. Phần xây
dựng thương hiệu sản phẩm, thị trường tiêu thụ thuộc về trách nhiệm của doanh
nghiệp.
Qua thời gian vận hành và
rút kinh nghiệm nhân rộng, đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng phát triển hoạt động 120
chuỗi liên kết từ sản xuất, sơ chế đến chế biến và tiêu thụ nông sản, tập
hợp gần 12.600 nông hộ tham gia. Về phía đối
tác hợp đồng đầu tư liên kết với nông dân gồm hơn 150 doanh nghiệp, hợp tác xã
và tổ hợp tác.
Kết quả hàng năm với hoạt
động hơn 60 chuỗi liên kết rau, củ, quả, đã duy trì sản xuất ổn định hơn
2.540ha, đạt tổng sản lượng gần 186.500 tấn. Tiếp theo gồm những chuỗi liên kết
sản xuất với sản lượng tương ứng mỗi năm như: hơn 130ha hoa (5 chuỗi, 55 triệu cành); cà phê hơn 8.600ha
(10 chuỗi, hơn 46.220 tấn); hơn 1.660 ha chè (20 chuỗi, gần 40.250 tấn); gần
305ha cây ăn quả (4 chuỗi, 8.520 tấn); gần 100ha dược liệu (5 chuỗi, gần 2.880
tấn); 495ha lúa (4 chuỗi, hơn 4.380 tấn)....
Những số liệu liên kết
sản xuất trên đây đáng được khích lệ, bởi đã góp phần tăng giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất cho người sản xuất
mà trực tiếp là người nông dân Lâm Đồng. Tuy
nhiên- theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lâm Đồng - kết
quả này vẫn “chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sản xuất của tỉnh Lâm Đồng. Cụ
thể những sản phẩm cây trồng chủ lực của tỉnh Lâm Đồng được tiêu thụ thông qua
hợp đồng liên kết còn chiếm các tỷ lệ khá thấp như: hơn 17% chè, 10% cà phê,
8,2% rau- củ- quả, gần 1,8% hoa... ”
Chuyển
từ tư duy sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo thị trường
Và như vậy, bài toán nâng
cao giá trị hàng hóa nông sản luôn cần được các cấp, ngành trong tỉnh Lâm Đồng
quan tâm phối hợp, triển khai những giải pháp thiết thực trong trước mắt cũng
như lâu dài. Cụ thể theo đề xuất của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản Lâm Đồng, trước hết đối với chính sách hỗ trợ cần điều chỉnh phù hợp từ
khâu quy hoạch, cung ứng vật tư nông nghiệp, cây giống, con giống đến sản xuất,
sơ chế, chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt ưu tiên hỗ trợ phát triển nông nghiệp
công nghệ cao, hợp tác xã kiểu mới, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả,
dâu tằm để mở rộng quy mô liên kết chuỗi. Đồng thời phải đẩy mạnh giải pháp khoa học công nghệ
từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu vận chuyển, tiêu thụ và truy xuất nguồn
gốc; tiếp cận phương thức bán
hàng qua sàn đấu giá tài sản, chợ online... Xác định doanh nghiệp là nhân tố quan
trọng trong định hướng thị trường và lựa chọn công nghệ, nên cần được thụ hưởng
chính sách ưu đãi về lãi suất, vốn vay, thuế nhập khẩu..., tạo điều kiện để đầu
tư phát triển liên kết, tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.
Trong nhóm giải pháp về
tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ, các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng cần tổ
chức liên kết từng ngành hàng, kịp thời trao đổi thông tin, dự báo nguồn cung
để chủ động điều tiết sản xuất, phân phối theo nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó phải “ chú ý đến công tác quản lý
chất lượng để nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của nông sản Lâm Đồng. Tổ chức
truy xuất sản phẩm không an toàn trong quá tình sản xuất, sơ chế, chế biến và
tiêu thụ. Xây dựng chỉ dẫn địa lý các sản phẩm đặc trưng các
vùng sinh thái tỉnh Lâm Đồng.
Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển từ tư duy sản xuất theo
khả năng sang sản xuất theo thị trường. Xác định thị trường chiến lược cho từng
ngành hàng và ký cam kết quốc gia để tạo cơ chế thuận lợi và hạn chế rủi ro…”, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản Lâm Đồng nhấn mạnh.
THANG 2/2019