VĂN VIỆT
Ngày
09/12, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo quốc tế chủ đề “Thời kỳ phát triển mới của
ngành cà phê Việt Nam”. Tham dự có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Nguyễn Xuân Cường, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Điểu KRé,
Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam Lương Văn Tự; cùng lãnh đạo 5 tỉnh Tây
Nguyên, Tổng Giám đốc Tổ chức cà phê Thế giới và 150 hội viên Hiệp hội này.
Hội
thảo đánh giá, sau 160 năm phát triển, Việt Nam trở thành nước sản xuất và chế
biến cà phê nhân đứng thứ 2 trên thế giới. Đặc biệt từ năm 1991 đến nay, cà phê
Việt Nam đạt mức tăng trưởng kỳ diệu từ 1% đột phá lên 19% thị phần thế giới. Tuy
nhiên cà phê Việt Nam hiện đang đối diện nhiều thách thức trước tác động của biến
đổi khí hậu, năm 2016 hạn hán diễn ra gay gắt nhất trong vòng 30 năm, hàng vạn
hecta cà phê Tây Nguyên bị khô héo.
Diện tích cà phê già cỗi cần phải hoàn thành tái canh trong 5 năm tới khoảng 140.000ha. Việc cạnh tranh sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn trong hiệp định thương mại tự do mới.
Diện tích cà phê già cỗi cần phải hoàn thành tái canh trong 5 năm tới khoảng 140.000ha. Việc cạnh tranh sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn trong hiệp định thương mại tự do mới.
Trước
mục tiêu ngành cà phê Việt Nam giữ vững vị trí thứ 2 trên thế giới về sản xuất,
đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, Hội thảo tập trung phân tích 8
nhóm giải pháp “năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng” gồm: Triển khai mạnh mẽ
chương trình tái canh, chọn nguồn giống năng suất và chất lượng cao, đầu tư chế
biến hòa tan xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, nâng cao
chất lượng thu hái cà phê chín, tuyên truyền người dân yên tâm giữ vườn cà phê,
củng cố hệ thống thương lái, tăng cường liên kết.
Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến cho biết, Lâm Đồng với hơn 155.000ha cà phê, đứng thứ 2 trong cả nước (sau tỉnh Đắk Lắk). Với những giải pháp đồng bộ về giống, khoa học công nghệ, phát triển chuỗi giá trị…, Lâm Đồng đã tăng bình quân năng suất cà phê từ 26,1 tạ/ha/năm 2012 lên 30 tạ/năm 2017. Lâm Đồng mong muốn cùng với các tỉnh, thành trong cả nước tăng cường hơn nữa việc phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, quảng bá thương hiệu, mở rộng liên kết…nhằm góp phần phát triển ổn định, bền vững ngành cà phê Việt Nam./.
THÁNG 12/2017