Thống kê cho biết, trong tháng 5/2015, Lâm Đồng đã
xuất khẩu gần 1.038 tấn chè chế biến và 19 triệu cành hoa tươi các loại, tăng
lần lượt gần 5,7% và 26,7% so với cùng kỳ.
Thành phố Đà Lạt vừa xây dựng hoàn thành
bộ tiêu chuẩn chất lượng 5 loại hoa mang chứng nhận nhãn hiệu độc quyền “Hoa Đà
Lạt” gồm: lily, đồng tiền, hồng môn, salem và ngàn sao, làm cơ sở để quản lý và
phát triển sản phẩm ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và chỉ dẫn
địa lý theo quy định pháp luật.
Từ nguồn vốn của Trung ương phân bổ 4 tỷ đồng, UBND
tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định hỗ trợ cho 1.307 hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo để khai hoang đất sản xuất (25 triệu đồng/ha), mua sắm nông cụ (5 triệu đồng/hộ)
và tự tạo nguồn nước sinh hoạt phân tán (1,3 triệu đồng/hộ) thuộc 10 huyện trên
địa bàn.
Theo số liệu của một Đề tài khoa học cấp
tỉnh Lâm Đồng đã được nghiệm thu, diện tích cây dâu tây của nông hộ Đà Lạt hiện
chỉ còn khoảng 40ha, giảm hơn 2,5 lần diện tích so với khoảng 10 năm trước đây.
Những nông hộ “tạm biệt” dâu tây vì các lý do chưa chọn được nguồn giống thực
sự sạch bệnh, chưa có điều kiện thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch
hại tổng hợp theo hướng an toàn.
Đạ Huoai đã và đang phát động các phong trào
thi đua đa dạng, phong phú, thiết thực và rộng khắp, tạo động lực phát triển kinh
tế-xã hội bền vững, phấn đấu đến năm 2018 đạt danh hiệu “Huyện nông thôn mới”.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định phê duyệt 3.171ha
đất quy hoạch chi tiết Dự án Chăn nuôi bò sữa và Chế biến sữa tập trung quy mô
công nghiệp nằm trên địa bàn 4 xã của huyện Đức Trọng gồm Tà Năng, Đa Quyn, Đà
Loan và Ninh Loan, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Ứng dụng công nghệ cao và thực
phẩm TH Đà Lạt, số 11A, Cô Giang, phường 9, Đà Lạt.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định phân bổ hơn 11 tỷ
đồng kinh phí việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất lúa đợt 1/2015
cho 9 huyện trong tỉnh Lâm Đồng để chi trả người sản xuất lúa và địa phương có
đất sản xuất lúa.
Số liệu điều tra ban đầu của Chi cục Bảo vệ thực vật
Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng đang có khoảng 4.178 ha cà phê bị các
loại rệp sáp, rệp vảy nâu và rệp vảy xanh gây hại ở mức độ trung bình, nhưng có
nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch nếu không diệt trừ kịp thời.
Huyện Lạc Dương vừa thông qua mục tiêu đến năm 2020 phấn
đấu thành lập mới 8 đơn vị kinh tế tập thể, trong đó gồm 3 Hợp Tác xã (HTX) và
5 Tổ Hợp tác (THT). Mặc dù còn khiêm tốn về số lượng, nhưng đây là con số của
chỉ tiêu chất lượng kèm theo với những giải pháp phù hợp.
Ngày 12/5, ngài Hiroshi Fukada, Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền Nhật Bản tại Việt Nam thăm Vườn Quốc gia Bidoup- Núi Bà và các trang trại
nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Cao Đức Phát; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phạm S.
Suốt cung
đường hơn 10km nối liền ngã ba Phi Nôm với chân đèo Prenn, Đà Lạt, khi hoa
phượng đỏ rực nở thì hoa bằng lăng cũng bắt đầu bung sắc tim tím đón chào khách
bốn phương, báo hiệu mùa hè đã về, mùa cao điểm du lịch nghỉ mát của xứ cao
nguyên Langbiang.
Sau gần 9 năm đưa Luật Thanh niên vào
cuộc sống vùng dân cư chiếm số đông người đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Lạc
Dương đã tiếp tục phát huy trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành và đoàn thể
chính trị trong việc chăm lo, giải quyết các nhu cầu thiết thực của thanh niên.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định hỗ trợ 12 tỷ đồng
cho nông dân đầu tư mua giống mới để tiếp tục tái canh, cải tạo cà phê trên địa
bàn. Trong đó với định mức 13,2 triệu đồng/ha, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua
giống trồng mới trên 118,4ha diện tích cà phê của nông dân huyện Lạc Dương bị
sương muối gây thiệt hại hoàn toàn vào giữa tháng 3/2015.
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa hoàn thành khảo
nghiệm 3 biện pháp khuyến cáo cho nông dân phòng trừ loài côn
trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại bộ rễ cây rau, hoa các loại ở vùng nông
nghiệp Đà Lạt.
Từ nay đến cuối năm 2015, Lâm Đồng sẽ giải ngân nguồn
vốn 10.677 triệu đồng (1.500 triệu đồng vốn vay nước ngoài và 9.177 triệu đồng
vốn đối ứng của tỉnh Lâm Đồng) để xây dựng 3 hạng mục phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn, phục vụ sản xuất trên địa bàn.
Với mục tiêu phát triển 22.025 ha cây
mắc ca từ nay đến năm 2020, đạt năng suất bình quân 4- 5 tấn quả khô/năm, Lâm
Đồng vừa thống nhất các giải pháp kỹ thuật và các giải pháp khuyến khích phát triển
thích hợp theo từng giai đoạn triển khai, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ,
nhằm từng bước ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu đạt chỉ số cạnh tranh cao
trong thị trường nội địa và xuất khẩu.
Hơn 3 năm thâm nhập vào khu dân cư, chương
trình GAHP ( thực hành chăn nuôi an toàn) thuộc Dự án Cạnh tranh Ngành chăn
nuôi và An toàn thực phẩm ( LIFSAP) của Lâm Đồng đã mang lại những hiệu quả tích
cực về giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường vệ sinh an toàn trong chuỗi
cung ứng sản phẩm thịt, nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi…