VŨ VĂN
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, tình trạng
sương muối gây hại cà phê ở Lâm Hà ( cùng thời điểm với sương muối gây hại cà
phê Lạc Dương, Đà Lạt) được thống kê ban đầu với khoảng 840ha, trong đó chiếm nhiều
nhất là ở các xã Đông Thanh ( 300ha), Gia Lâm ( 250ha), Phi Tô ( 100ha); tiếp
theo gồm các xã Nam Hà (60ha), Phú Sơn (60ha), Mê Linh ( 10ha), Đạ Đờn (10ha)
và thị trấn Nam Ban ( 50ha).
Hiện ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà đang tiếp tục
điều tra, phân loại mức độ thiệt hại cụ thể trên từng diện tích cà phê của hộ
gia đình để triển khai các giải pháp phục hồi đồng loạt trong tuần tới. Cụ thể
theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, nếu cà phê già cỗi bị
thiệt hại toàn bộ phần tán thì nên cưa bỏ hoàn toàn để trồng tái canh. Nếu mức
độ thiệt hại từ nhẹ đến trung bình đối với cây cà phê kinh doanh, phải cắt bỏ
toàn bộ thân, cành bị cháy, đồng thời thu gom cùng với cỏ dại để tủ lên từng
gốc cây, giữ độ ẩm cho đất hạn chế thoát hơi nước. Ngoài ra cần phải cưa đốn,
ghép cải tạo đối với diện tích cà phê “còn trẻ” bị sương muối gây hại phần tán
và ngọn cây, sau đó tiến hành tưới nước, bón phân đầy đủ để nhanh chóng nuôi
mầm chồi mới phát triển…
THÁNG 3/2015