VĂN VIỆT
Định cư nhiều năm trên đất Đam Rông,
người đồng bào dân tộc thiểu số ( gốc phía Bắc) phát hiện những quần thể cây
chè dây sống hoang dại trong các khu rừng, nên hàng ngày đã thu hái cành, lá
đem về chế biến làm thức uống thực phẩm chức năng trong gia đình…
Tình cờ sau bữa ăn trưa giữa rừng Đam Rông, được người
đồng bào thiểu số ( gốc phía Bắc) mời ly “chè hoang” nóng hôi hổi, bốc khói
thơm nồng, anh Hoàng Duy Thành, chủ một doanh nghiệp trồng cây gây rừng ở đây liền
nghĩ đến việc chuyên canh đại trà. Đối chiếu những tài liệu khoa học y dược,
anh Thành thấy rằng, đây là giống chè dây hoang dã, từ lâu đã được tìm thấy ở nhiều
vùng rừng núi phía Bắc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh mất
ngủ, ợ chua, đau rát thượng vị…Với địa hình và sinh thái rừng núi Đam Rông, Lâm
Đồng ( thuộc Nam Tây Nguyên), cây chè dây thuần dưỡng trồng mới rồi chế biến sẽ
có những hương vị đặc trưng riêng. Bởi vậy, ngay từ đầu năm 2011, anh Thành và
các cộng sự của mình đã hăm hở bắt tay vào nghiên cứu trồng thực nghiệm, hàng
tháng đúc kết, bổ sung quy trình rồi nhân lên canh tác quy mô lớn trên các khu
đồi núi thuộc xã Liêng Srônh, Đam Rông.
“Trong điều kiện nguồn vốn đang gặp nhiều
khó khăn, nhưng cây chè dây hoang dã ở Đam Rông vẫn “kích cầu” chúng tôi xúc tiến đầu tư vì đây là
cây dược liệu đặc sản, mang nhiều lợi thế so sánh của cao nguyên Lâm Đồng… ”-
anh Thành chia sẻ. Theo đó, được UBND huyện Đam Rông hỗ trợ 80 triệu đồng về
chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, anh Thành cùng các cộng sự tiến hành xây
dựng vườn ươm chè dây vài trăm mét vuông tại một thung lũng đèo Chuối của xã
Liêng Srônh. Ươm bằng hạt và bằng giâm cành. Vừa sản xuất vừa nghề dạy nghề, những
tỷ lệ hạt không nảy mầm, cành giâm không ra rễ…theo từng tháng liên tục giảm
xuống từ tỷ lệ phần lớn xuống còn tỷ lệ phần nhỏ. Rồi đưa ra trồng sản xuất “thăm
dò” khoảng vài ngàn mét vuông mô hình, sau đó phát triển dần lên nhiều héc ta,
một năm sau vào mùa thu hoạch chính với năng suất cơ bản đạt yêu cầu đặt ra.
Anh Lý Hữu Chiến, một cộng sự của anh Thành và là người trực tiếp tổ chức, điều hành sản xuất cây chè dây Đam Rông nhớ lại: “ Được nhiều hộ gia đình đồng bào thiểu số (gốc phía Bắc) trợ giúp kỹ thuật, công nhân của chúng tôi thu hái chè dây vào buổi sáng sớm, nắng chưa lên cao. Thu hoạch bằng cắt cành, mỗi cành dài khoảng 30cm tính từ đọt búp trở xuống. Buổi chiều tập trung chế biến toàn bộ nguyên liệu tươi đã thu hái trong ngày. Thành phẩm chè dây luôn đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm vì trước đó, khâu sản xuất nguyên liệu trên vườn đồi đều hoàn toàn không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học..”
Anh Lý Hữu Chiến, một cộng sự của anh Thành và là người trực tiếp tổ chức, điều hành sản xuất cây chè dây Đam Rông nhớ lại: “ Được nhiều hộ gia đình đồng bào thiểu số (gốc phía Bắc) trợ giúp kỹ thuật, công nhân của chúng tôi thu hái chè dây vào buổi sáng sớm, nắng chưa lên cao. Thu hoạch bằng cắt cành, mỗi cành dài khoảng 30cm tính từ đọt búp trở xuống. Buổi chiều tập trung chế biến toàn bộ nguyên liệu tươi đã thu hái trong ngày. Thành phẩm chè dây luôn đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm vì trước đó, khâu sản xuất nguyên liệu trên vườn đồi đều hoàn toàn không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học..”
Cuối năm 2011, thành phẩm mang nhãn hiệu Chè dây Cao
Nguyên của anh Thành và cộng sự lấy mẫu phân tích, kiểm nghiệm bởi các cơ quan
khoa học trong tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đều đạt các hàm
lượng, chỉ tiêu về dược tính. Đến đầu năm 2012, Chè dây Cao Nguyên được Cục An
toàn vệ sinh thực phẩm ( Bộ Y tế) Chứng nhận “ Phù hợp với quy định hiện hành về
chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm và được phép lưu hành… ” Chứng nhận này
có giá trị trong vòng 3 năm. Từ đây, anh Thành mới chính thức đưa Chè dây Cao
Nguyên gồm sản phẩm túi lọc và đóng gói 100gam bán rộng rãi trong và ngoài tỉnh
Lâm Đồng. Tuy chỉ bước đầu làm quen với thị trường cạnh tranh, nhưng Chè dây
Cao Nguyên nhanh chóng được người tiêu dùng đánh giá khá cao. Điển hình với
những danh hiệu tôn vinh nhãn hiệu Chè dây Cao Nguyên gồm: Huy chương Vàng và Danh
hiệu thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng ( Hội chợ triển lãm tại
thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2013); biểu tượng thương hiệu hàng đầu Việt Nam
năm 2013 ( Ban Tổ chức Chương trình khảo sát thương hiệu hàng đầu Việt Nam cấp
tháng 10/2013)….
Dây chuyền chế biến nhãn hiệu Chè dây Cao Nguyên của
anh Hoàng Duy Thành tại xã Liêng Srônh,
Đam Rông hiện đang khép kín với thiết bị máy băm, máy đóng gói, lò sấy …tổng
giá trị khoảng 500 triệu đồng ( Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng hỗ trợ 160
triệu đồng), mỗi tháng chế biến cả tấn nguyên liệu tươi. Vùng nguyên liệu chè
dây phục vụ chế biến tại chỗ - bên cạnh 20 ha của doanh nghiệp anh Thành còn có
nhiều héc ta đang xây dựng liên kết sản xuất với các hộ gia đình đồng bào thiểu
số ở Liêng Srônh, mở ra những triển vọng mới về thu nhập, việc làm ở bản làng
vùng xa này./.
THANG 12/2014