VĂN VIỆT
Theo đó, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhà
kính nông nghiệp bắt đầu du nhập vào thành phố Đà Lạt vào khoảng năm 1994, nông
dân thay thế phương pháp canh tác ngoài trời trên từng phần diện tích đất của mình.
Qua từng giai đoạn sản xuất, diện tích nhà kính ở thành phố Đà Lạt nói riêng, tỉnh
Lâm Đồng nói chung tăng lên đáng kể. Cụ thể 3 giai đoạn năm 2004 - 2010, năm 2011-2015
và năm 2016 -2020, diện tích nhà kính toàn tỉnh từ 1.170 ha tăng lên 3.147,5 ha
và 4.342,8 ha. Tiếp tục tăng đến nay lên gần 5.688,5ha.
Trong đó diện tích nhà kính tự sản xuất,
lắp ráp chiếm tỷ lệ 65,5% của nông dân và 30,7% của doanh nghiệp, cơ sở trong
nước; chỉ 3,8% còn lại nhập khẩu.
“Nhà kính là một trong những hạ tầng canh tác công nghệ
cao, nếu sử dụng theo quy chuẩn sẽ phát huy đồng bộ các thiết bị công
nghệ cao, giải pháp thông minh IoT, điều khiển tự động, sử dụng
năng lượng mặt trời, ứng dụng công nghệ đèn LED, đáp ứng quá trình sản xuất
nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu...”,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhận định.
Thống kê giá trị sản xuất trong nhà kính tỉnh Lâm Đồng đến nay đạt bình quân cây rau 600 triệu đồng/ha/năm, cây hoa 1,5 tỷ đồng/ha/năm. Đặc biệt ứng dụng
công nghệ IoT tăng doanh thu cây rau lên tới 2 tỷ
đồng/ha/năm, cây hoa từ 3-5 tỷ đồng/ha/năm.
Tuy nhiên cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Lâm Đồng, đến nay chưa có các quy chuẩn về kết cấu, quy cách lắp ráp, mật độ xây
dựng...,nên chưa có giải pháp hữu hiệu để quản lý, dẫn đến phát triển nhà kính trong thời
gian qua còn tự phát, một số diện tích không hài hòa với cảnh quan, môi trường...
Bởi vậy, để có cơ sở
quản lý nhà kính sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định hiện hành…
THÁNG 6/2024