VĂN VIỆT
Sau 5 năm huy động nguồn lực đầu tư đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, huyện Di Linh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tê xã hội các vùng đồng bào dân tộc thiểu sốc (DTTS) trên địa bàn.
Theo đó với tổng nguồn vốn huy động gần 815 tỷ đồng, huyện Di Linh nâng cấp, xây
dựng mới 32 km hệ thống dây điện trung, hạ thế, lưới điện phân phối các xã Tam
Bố, Gia Hiệp, Tân Nghĩa, Đinh Lạc, Tân Châu, Tân Thương, Tân Lâm, Đinh Trang
Thượng, Liên Đầm, Đinh Trang Hòa, Hòa Bắc, Bảo Thuận, Gung Ré, Sơn Điền và Gia
Bắc.
Đồng thời huyện Di Linh làm đường giao thông liên xã,
đường vào khu sản xuất, đường nội đồng; xây dựng mới đập dâng ĐạR’Sar, xã Sơn
Điền và nạo vét hồ chứa nước Đạ Ngơr, xã Đinh Trang Thượng; đầu tư các hạng mục
của 3 Trường Tiểu học xã Sơn Điền, Phổ thông Dân tộc Bán trú Sơn Điền, Tiểu học
-Trung học cơ sở Gia Bắc; cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại các xã
Sơn Điền, Gia Bắc, Đinh Trang Thượng, Tân Lâm, Bảo Thuận, Tam Bố…
Đáng kể hàng năm, ngành
Nông
nghiệp huyện Di Linh đồng
hành cùng với Nhân
dân, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chuyển đổi giống
cây trồng hiệu
quả kinh tế cao, duy trì và phát mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản
xuất. Cụ thể đã hỗ trợ hơn 327.800 cây giống
ghép cải tạo, tái canh cà phê, nuôi tằm, tưới nước tiết kiệm, nhỏ giọt; hỗ trợ phân bón,
nông cụ sản xuất cho gần 1.149 hộ; định canh, định cư cho 87 hộ/435 khẩu thôn
Hàng Làng,
xã Gung Ré với tổng diện tích khoảng 20
ha.
Ngoài
ra, huyện Di Linh còn triển khai các chương trình, dự án khác như: đào tạo nghề
phi nông nghiệp; hỗ trợ vốn, vật tư, giống, phân bón cho gần 520 lượt hộ thoát
nghèo bền vững; xây hội trường thôn…
Đến nay, tổng diện tích giao khoán cho
2.307 hộ dân quản lý và bảo vệ rừng của
huyện Di Linh hơn 74.250 ha, trong đó gần 2.100 hộ đồng bào DTTS, bình quân mỗi hộ được nhận gần
11 triệu đồng/năm; chưa kể hộ dân người đồng bào DTTS thu
nhập hàng năm từ nhận
khoán khoảng 7.895 ha thu gom xử lý chất thải, đốt thảm thực vật, giảm vật liệu cháy rừng
vào đầu mùa khô…
Theo UBND huyện Di Linh, đời
sống vật chất và tinh thần của vùng đồng bào
DTTS trên địa bàn “ ngày càng nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo,
hộ cận nghèo giảm nhanh; kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư đồng bộ;
hệ thống đường liên xã, giao thông nông thôn được cứng hóa; bộ
mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các
năm. Đồng bào DTTS đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu sang sản xuất cây công nghiệp,
nông nghiệp hàng hóa mang lại kinh tế cao; số hộ đồng bào DTTS sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng…”
tháng 9/2022