Ghi
chép VĂN VIỆT
Khu
rừng nông –lâm kết hợp ở khu vực Bắc Hội, Đức Trọng đang hình thành một khu du
lịch canh nông, hứa hẹn điểm đến lôi cuốn du khách trải nghiệm với trang trại
phúc bồn tử, hòa mình vào không gian phiến
lá xanh hình chân vạc, tự tay thu hái các loại dâu tây VietGAP thưởng thức giữa
rừng thông xanh lộng gió…
Rau
xanh, hoa dại, thông reo
Một
sáng trời lập xuân Mậu Tuất, nông gia Huỳnh Trung Quân cầm nhẹ vô lăng từ nông
trại phúc bồn tử đi qua mấy cung đường bê tông và đường nhựa Quốc lộ 27, đường
lâm nghiệp rồi đến với Tiểu khu 278B, thuộc địa giới xã Hiệp Thạnh, huyện Đức
Trọng, Lâm Đồng, cách nhau chỉ hơn 2.500m. Nơi đây chập chùng những ngọn đồi
thông cao 1.100- 1.200m so với mặt biển, dưới chân trải dài cánh đồng rau ngoài
trời với điểm nhấn san sát mái nhà ni lông nhấp nhô, thấp thoáng màu xanh các
loại la ghim.
Vào
một trong những trang trại rau sạch tọa lạc bên đường bê tông lâm nghiệp dưới
chân đồi thông reo, anh Quý chủ nhân mời vô “phòng khánh tiết” sang trọng liên
kế với khu nhà rộng thoáng sơ chế, đóng thùng xuất rau bán hàng ngày đến các
siêu thị lớn trong nước. “Trồng rau sạch dưới khu rừng sinh thái ở đây vừa khó
vừa dễ. Khó là phải chọn chính xác những nguồn giống cây sạch bệnh, xuất xứ rõ
ràng; trồng thử nghiệm từng luống nhỏ để tìm ra từng quy trình phù hợp, nhân rộng
từng luống lớn hơn đến từng khu nhà kính chuyên canh. Và dễ là khi chăm sóc chỉ
cần ghi đầy đủ nhật ký canh tác hàng
ngày, làm căn cứ đánh giá, khắc phục các chỉ tiêu còn hạn chế, kém hiệu quả. Ví
dụ như lượng phân tưới nhỏ giọt bao nhiêu, tưới giờ nào giúp cây sinh trưởng tốt
nhất…đều thể hiện chi tiết, rút kinh nghiệm áp dụng hiệu quả hơn trên luống rau
ngay ngày hôm sau…”, anh Quý chủ trang trại chia sẻ.
Bước
ra khỏi “phòng khánh tiết” đến gần các khung cửa nhà kính trang trại, tôi lấy
ra chiếc máy ảnh để “khái niệm” về phương pháp sản xuất luân canh, ngày nào
cũng có sản lượng các loại rau thu hoạch, hết ớt ngọt đến dưa leo, cà chua rồi
su hào, xà lách, cần tây…trên tổng diện tích 3ha. Nông gia phúc bồn tử Huỳnh
Trung Quân tiết lộ: “ Đây là một trang trại vệ tinh phục vụ du khách trải nghiệm
trong những ngày lưu trú trong khu rừng sinh thái trên cao…”
Đi
thêm đoạn đường bê tông thênh thang vài chục mét nữa, Huỳnh Trung Quân đậu lại
ô tô trước cửa rừng cùng tôi xuất phát tản bộ lên dốc núi cao 1.100m- 1.200m. Những
con đường lớn quanh co, uốn lượn quanh triền đồi hoa cỏ dại, dưới gốc thông già
tự nhiên, thông trồng cao vút rồi như mất hút trước cổng trời thăm thẳm. Con đường
lên núi sinh thái này, Quân đầu tư san ủi theo thiết kế được duyệt cách đây khoảng
2 năm. Cùng lúc đó, Quân tiến hành trồng liên tục cho đến khi hoàn thành trong
vòng 3 tháng các loại cây phủ xanh bao bọc mỗi cung đường rừng gồm: 3.000 cây
muồng, 1.000 cây ca ri, 3.000 cây bơ booth giống ghép…
Để
nuôi sống bám rễ hàng ngàn loại cây gây rừng trồng và chuẩn bị tưới tiêu xanh tốt
quanh năm những vườn rau xanh dưới cánh rừng, Quân đã đầu tư một khoản kinh phí
không nhỏ để nối hệ thống điện lưới, xây dựng các hồ chứa nước, bơm từ hệ thống
đường ống dưới chân đồi kéo lên phân phối đến từng khu vực cấp nước bên các sườn
đồi. Nhờ vậy, cứ mỗi chặng leo núi nghỉ chân, Quân hướng dẫn tôi khám phá cận cảnh
từng mầm chồi, cặp lá nhú lên mơn mởn hòa mình giữa những cụm hoa cỏ dại li ti
màu nâu ca cao, màu trắng sữa, xung quanh rải rác những trái thông khô rơi rụng
xuống đất, cuộn tròn theo làn gió thổi, cảm giác tận hưởng không gian sinh tồn
thực vật hoang dã khoáng đạt, trong lành.
Ngồi
lại bên tảng đá tự nhiên giữa mặt đồi rừng thông còn thưa thớt, nông gia phúc bồn
tử Huỳnh Trung Quân lật tờ bản đồ lâm nghiệp, chỉ tay từng đường nét trên giấy
tương ứng với thực địa, tiềm năng du lịch sinh thái của Tiểu khu này- Tiểu khu
278B, thuộc địa giới xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng nêu trên. Tôi chép vào sổ
tay của mình: Dự án Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp với trồng xen cây nông
nghiệp và kinh doanh. Quy mô gần 23ha. Trong đó hơn 3ha phủ xanh đất trống bằng
cây nông nghiệp, còn lại gần 20ha đầu tư kinh doanh du lịch dưới tán rừng. Thời
gian thực hiện dự án 48 năm. Chủ đầu tư là Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh
phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân. Năm 2018 hoàn thành xây dựng cơ bản và ổn định khai
thác kinh doanh du lịch ổn định dưới tán rừng…
“
Khách du lịch lên đỉnh đồi khu rừng sinh thái có điều kiện lưu trú qua đêm
trong mỗi căn chòi thiết kế, lắp đặt từ vật liệu thùng container, diện tích 15m2;
bên trong bố trí đầy đủ bếp nấu ăn, bàn ghế, tắm nước nóng…Một đêm hay nhiều
đêm trong rừng sinh thái hoang vắng Hiệp Thạnh, Đức Trọng, du khách được thư
thái giữa thông reo, gió trời lồng lộng… ”, chủ nhân phúc bồn tử Huỳnh Trung
Quân hy vọng. Và cánh rừng bên này với 3ha đất trống, Quân không chỉ trồng các
loại rau rừng bên cạnh với các loại rau xanh ngoài trời, mà còn đặc biệt xây dựng
các khu nhà kính “chuyên đề” phúc bồn tử và dâu tây chất lượng cao, canh tác
theo quy trình hữu cơ giữa rừng sinh thái, nhằm phục vụ hiệu quả và thiết thực
nhất đối với nhu cầu trải nghiệm chăm sóc rau, thưởng thức rau tuyệt đối an
toàn của du khách…
Bốn mùa đi hái dâu tây, phúc bồn tử
Với cây phúc bồn tử gắn bó tạo thành thương hiệu Huỳnh Trung Quân trên đất Bắc Hội, Hiệp
Thạnh, Đức Trọng thoáng chốc đã gần 20 năm. Loại cây này có tên gọi khác là
“mâm xôi” phát hiện từ các rừng núi Bắc Mỹ từ 800 năm trước, bỗng gặp duyên vận
vào sự nghiệp của Quân từ quy mô từng luống nhỏ, khu nhà kính nhỏ đến trang trại
độ cao so với mặt biển 800m và tiếp tục đưa lên 1.200m của khu rừng sinh thái. Nhờ
tích lũy những quy trình kỹ thuật kết hợp với những ý tưởng sáng tạo, đột phá
sau 10 năm xây dựng trang trại 2,2ha riêng mình, Huỳnh Trung Quân đã kết tinh
thành những điều kỳ diệu bên dưới phiến lá phúc bồn tử hình chân vạc khép kín từ
khâu canh tác đến khâu thu hoạch, phân loại và chế biến, chính thức trở thành
điểm du lịch canh nông tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng đón chào năm mới Mậu Tuất
năm 2018.
Đặc
trưng của phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân là đơm hoa kết trái bốn mùa trong năm,
cùng với các giống dâu tây nhập khẩu mới về trồng trong hệ thống giàn chậu giá
thể dưới hiên nhà, đã và đang thu hút du khách tự tổ chức tìm đến tham quan. Điểm
xuất phát từ trang trại phúc bồn tử ít nhất phải trải nghiệm một buổi sáng hoặc
buổi chiều để chạm chân giáp một vòng quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản,
chế biến các sản phẩm mật, mứt, nước cốt, trà, rượu, rượu vang...; hoặc tự tay
hái xuống từng loại dâu tây nhập khẩu ăn tươi cùng với trái phúc bồn tử, cảm nhận
vị độc đáo của 2 loại cây trái thân thảo nuôi dưỡng từ vùng sinh thái Hiệp Thạnh,
Đức Trọng thuộc vùng phụ cận của đất lành Đà Lạt. Đáng quan tâm, những sản phẩm
phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân đưa vào tour du lịch canh nông của tỉnh Lâm Đồng
năm 2018 đều đạt tiêu chuẩn Quốc gia QCVN: 2010/BYT, được Hội đồng Khoa học
Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam cấp Chứng nhận, trao Cúp Vàng thương hiệu
An toàn vì sức khỏe cộng đồng VIETNAM BEST FOOD.
Vậy
là chỉ cách nhau hơn 2.500m đường ô tô ở cùng địa bàn xã Hiệp Thạnh của huyện Đức
Trọng, “du khách tôi” tự do hái dâu và hái phúc bồn tử, tiếp cận quy trình chăm
sóc các loại rau trong một ngày với 2 độ cao từ 800m lên 1.200m, khám phá “bức
thông điệp sinh thái” từ cây trái vùng vùng phụ cận đất lành Đà Lạt. Bởi vậy,
tôi đặt niềm tin nội tâm rằng năm mới Mậu Tuất năm 2018, khu du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng kết hợp với trải nghiệm sản xuất nông nghiệp sạch nói chung, thương
hiệu phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân nói riêng sẽ có thêm lý do, điều kiện níu giữ
chân du khách nhiều ngày hơn trong từng chuyến lữ hành lên thiên đường du lịch-
Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành…/.
Đức Trọng- Đà Lạt ngày đầu năm mới
2018