VĂN VIỆT
Lâm Đồng đang tuyển chọn nhiều giống vật
nuôi, cây trồng có nhiều lợi thế giúp nông dân cải thiện thu nhập, phát triển
kinh tế hộ gia đình.
SÀNG LỌC CÂY TỪ QUY TRÌNH MỚI
Ớt ngọt là một lại cây trồng khá quen thuộc, nhưng khi
sản xuất trên giá thể 0,2ha tại Đà Lạt đã phát sinh nhiều yêu cầu kỹ thuật mới cần
phải tác động một cách đầy đủ, kịp thời hơn. Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, với diện tích trồng ớt ngọt trên giá
thể này, Trung tâm đã triển khai trên 2 mô hình …thiệt hại đến 50% năng suất thu hoạch lứa đầu tiên. Nguyên
nhân do người chủ mô hình đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại
phân bón diệt trừ nấm bệnh không đúng cách, không đúng theo hướng dẫn của cán
bộ kỹ thuật nông nghiệp, hậu quả hàng loạt luống cây bị lở cổ rễ chết héo hoặc
sinh trưởng yếu ớt, không đậu trái. Sau khi bổ sung, hoàn chỉnh các quy trình
kỹ thuật canh tác trên những luống cây ớt ngọt sàng lọc lại, Trung tâm đã giúp
nông dân thu đạt năng suất thu hoạch lên đến 10 tấn/0,1ha – tăng hơn 2,5 lần so
với kỹ thuật sản xuất “quen tay” trước đây của nông dân.
Tương tự với cây cà phê truyền thống ở Lâm Đồng, Trung
tâm Khuyến nông Lâm Đồng tiến hành xây dựng nhiều quy trình canh tác mới chuyển
giao rộng rãi cho nông dân. Như đã tuyển chọn 3 vườn cà phê vối đầu dòng ở xã
Lộc Quảng, Bảo Lâm để cung ứng chồi ghép, đồng thời thực hiện ghép cải tạo tại
các vườn mô hình ở địa phương, sau đó nhân rộng lên các vùng cà phê ở huyện Lâm
Hà, đạt hơn 96% tỷ lệ cây sinh trưởng khá tốt. Hoặc với giải pháp kỹ thuật tái
canh luân phiên, Trung tâm đã xây dựng 500 mét vuông vườn giống cà phê đầu
dòng, cung cấp cây giống và chồi ghép chất lượng cao để phục tráng trên 06 ha
cà phê ( trồng mới và cải tạo) tại xã Nam Hà, Lâm Hà. Bên cạnh đó, Trung tâm còn
chọn 12 hộ gia đình thực hành sản xuất cà phê chè bền vững theo hướng bán hữu
cơ khép kín trên 10ha ở xã Xuân Trường, Đà Lạt. Qua đó, Trung tâm không những
tiếp tục nâng cao kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất cà phê chè mà còn làm “nối
chiếc cầu” cho nông dân tiêu thụ sản phẩm ổn định với một đối tác ngoài tỉnh,
mức giá thỏa thuận cao hơn giá bình quân chung của thị trường từ 10% trở lên.
Ngoài ra, Trung tâm đã hỗ trợ kỹ thuật, giống điều cao
sản mới cho nông dân các huyện Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên trồng 12ha thích
ứng với biến đổi khí hậu, đạt tỷ lệ cây sống đến nay hơn 80%. Đây là giống điều
mới đang chứng tỏ khả năng đề kháng với nhiều loại dịch hại khi thời tiết giao
mùa như bệnh thán thư, thối rễ…
THỬ NGHIỆM TỪNG VẬT NUÔI
Đồng hành với việc tuyển chọn, chuyển giao các loại
cây trồng mới nêu trên, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa nghiệm thu nhiều mô
hình nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình. Đó là 2 mô hình nuôi cá chình trong
ao đất 3.000 mét vuông ở xã Lộc Châu, Bảo Lộc. Nhờ chủ động các giải pháp kỹ
thuật xử lý an toàn nguồn nước, phòng trị bệnh, nên khi cá chình con vừa thả
nuôi gặp thời tiết mưa vẫn đảm bảo tỷ lệ sống gần 90%. Hạch toán sau 6 tháng
thả nuôi cá chình cho thấy: số cá sống là 2.640 con, nhân mỗi con nặng 1kg
thành 2.640kg. Với giá bán trung bình 110.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí công,
vốn đầu tư, mỗi hộ nuôi đạt lãi 75 triệu đồng. Tiếp theo là mô hình nuôi lươn
trong bể với 5 hộ gia đình ở huyện Đạ Huoai tham gia, mỗi mô hình thả nuôi trên
10 mét vuông thử nghiệm. Kết quả có hơn 85% số lượng lươn giống tăng trọng đạt
bình quân 0,4kg/con, mở ra triển vọng phát triển bể nuôi quy mô lớn hơn.
Hiện tại, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang đánh giá
các chỉ tiêu cải tạo, nuôi thử nghiệm các đàn gia súc trên địa bàn. Cụ thể, sau
6 tháng đưa về xã Pró, Đơn Dương 3 con trâu đực giống nuôi trong 3 hộ gia đình bước
đầu đã thích nghi mới với điều kiện mới. Từng cá thể trâu chuẩn bị vào thời kỳ
phối giống, nhằm khắc phục tình trạng trâu sinh sản cận huyết, không đảm bảo
trọng lượng. Tiếp theo là mô hình nuôi thử nghiệm lợn hương, quy mô 25 con/5 hộ
gia đình tham gia ở huyện Đạ Huoai. Tính đến tháng thứ 5 nuôi theo kỹ thuật
mới, tỷ lệ lợn giống thích nghi với môi trường chăn nuôi mới lên đến 92%, tăng
trọng bình quân 5kg/con/tháng.
Cũng như các mô hình chuyển đổi cây trồng, tất cả các mô
hình chuyển đổi các loài vật nuôi trong từng giai đoạn đều được Trung tâm Khuyến
nông Lâm Đồng tổ chức liên tục những lớp tập huấn, hội thảo, thu hút hàng trăm
lượt nông dân quanh vùng tham gia tiếp cận kỹ thuật, áp dụng phù hợp với điều
kiện sản xuất của từng hộ gia đình./.
THÁNG 02/2015