VĂN
VIỆT
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật của Công ty Công nghệ Đình Nguyên tọa lạc tại xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, nhiều mô hình canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ trên ở huyện Lâm Hà đã giảm dần và đi đến chấm dứt sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch sản phẩm đảm báo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Trung tuần tháng 11/2022,
Công ty Công nghệ Đình Nguyên đã tổ chức Hội thảo đầu bờ chuyển giao khoa học công
nghệ chăm sóc sầu riêng hữu cơ cho nông dân các xã Hoài Đức, Liên Hà, Tân Thanh,
Tân Hà, huyện Lâm Hà. Tại Hội thảo, đông đảo nông dân đã tiếp cận trực tiếp mô
hình điểm canh tác 3 ha sầu riêng hữu cơ của hộ ông Nguyễn Viết Tiến tai thôn Đức
Bình, xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà. Theo đó với 500 cây sầu riêng từ 3- 9 năm tuổi
đang sinh trưởng tươi tốt với rải rác hơn 40 cây bơ booth đang trong thời kỳ
kinh doanh, ông Tiến đã áp dụng thành công bước đầu quy trình canh tác hữu cơ
chuyển giao từ Công ty Công nghệ Đình Nguyên.
Cụ thể sau hơn một năm thực
hành đồng bộ các giải pháp nông nghiệp hữu cơ theo hướng dẫn của Công ty Công
nghệ Đình Nguyên, hộ ông Nguyễn Viết Tiến đã bón phân hữu cơ, bơm phun thuốc
sinh học với 3 giai đoạn sinh trưởng khác nhau đối với từng hàng cây sầu riêng
gồm: Bón 2 đợt phân hữu cơ với liều lượng cân đối, mỗi đợt cách nhau 20 ngày trong
các thời điểm tháng 10 và tháng 11 cung cấp dinh dưỡng cho cây tạo mầm hoa; trong
tháng 4 và tháng 8 tăng cường khả năng cho cây nuôi trái tăng trọng lượng. Riêng
bơm thuốc sinh học phòng trừ các loại bệnh hại, tăng đề kháng cho cây tiến hành
3 đợt trong 3 tháng 12/2021 và tháng 1, tháng 2/2022. Ngoài ra ông Tiến còn cắt
cành, tạo tán thông thoáng, khống chế chiều cao cây sầu riêng tối đa không quá
6m…Tính quân bình trên 100 cây sầu riêng của ông Tiến đầu tư phân bón hữu cơ,
thuốc sinh học, công lao động cả thảy khoảng 40 triệu đồng trong năm 2022. Kết
quả, ông Tiến thu hoạch trái bói sầu riêng hữu cơ trên 30 cây khoảng 1.200 kg đạt
tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ, được Công ty Công nghệ Đình Nguyên thu mua cao hơn
giá thị trường từ 10- 15%.
Để hình thành mô hình 3 ha với 500 cây sầu riêng hữu cơ nói trên, ông Nguyễn Viết Tiến đã mạnh dạn chi phí gần 80 triệu đồng phá bỏ lần lượt 2,3 ha cà phê gần 10 năm tuổi (năng suất 6- 7 tấn nhân/ha); 100 cây mắc ca hơn 7 năm tuổi (năng suất 40 kg hạt/cây ); 0,7 ha dâu tằm (nuôi 5.000 kg kén/năm). “ Trong 2 năm tới, hộ gia đình chúng tôi sẽ tiếp tục phá bỏ hết 40 cây bơ booth còn lại, giành toàn bộ diện tích 3 ha chuyên canh 500 cây sầu riêng hữu cơ”, ông Tiến nói. Được biết mục tiêu của hộ gia đình ông Nguyễn Viết Tiến đến năm 2023 thu hoạch tổng sản lượng sầu riêng hữu cơ khoảng 60 tấn trên 200 cây (9 - 10 năm tuổi) và 25 tấn trên 150 cây (5- 6 năm tuổi). Từ năm 2024 trở đi, toàn bộ 500 cây sầu riêng hữu cơ của hộ ông Tiến đều bước vào thời kỳ kinh doanh, năng suất trung bình sẽ đạt 300 kg/cây.
Ông Nguyễn Đình Quý, Giám
đốc Công ty Công nghệ Đình Nguyên cho biết, trong 4 năm trở lại đây, công ty này
đã xây dựng và nhân rộng mô hình canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ trên tổng
diện tích 300 ha trên địa bàn các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh,
trong đó chiếm 80% diện tích ở huyện Lâm Hà. Hộ gia đình liên kết canh tác sầu
riêng nhiều nhất với 4.500 cây chuyên canh, ít nhất với 100 cây xen canh cà phê
và các loại cây ăn quả khác. Với thời điểm giá cuối năm 2022, mức đầu tư phân bón
hữu cơ, thuốc phòng trừ sinh học, công lao động chăm sóc sầu riêng năm đầu tiên
trung bình 6 triệu đồng/ha; cây sầu riêng kinh doanh đến năm thứ 6 trở đi khoảng
100 triệu đồng/ha/năm. Hạch toán doanh thu sơ bộ 1 tỷ đồng/ha/năm, lãi ròng thu
về cho người sản xuất khoảng 900 triệu đồng/ha/năm.
“Trong năm 2023, Công ty Công nghệ Đình Nguyên tập trung mở rộng liên kết với nông dân trên địa bàn huyện Lâm Hà nhân rộng thêm 400ha diện tích mô hình chuyên canh và xen canh sầu riêng theo hướng hữu cơ, đồng thời tiếp tục kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm sầu riêng thu hoạch với mức giá tốt nhất…”, Giám đốc Nguyễn Đình Quý thông tin.
tháng 12/2022