Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Nâng cao giá trị cà phê đặc sản Việt Nam - cơ hội và thách thức


VĂN VIỆT
*Tiến sĩ Nguyễn Quốc Toản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản: “Chiếm 63% hộ sản xuất nhỏ dưới 1ha.”
Diện tích cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên ( Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gai Lai, Kon Tum) gần 578.000ha, chiếm gần 90% diện tích cả nước. Tuy nhiên cơ cấu giống cà phê Việt Nam chưa hợp lý, giống cà phê vối chiếm gần 93%; giống cà phê chè khoảng 7%. Trong đó các giống cà phê mới chọn lọc có năng suất, chất lượng cao chỉ chiếm 20%. Quy mô số hộ sản xuất dưới 1ha chiếm đến 63%.

Việc sử dụng phân bón thiếu cân đối, diện tích cà phê có sử dụng phân bón hữu cơ chỉ đạt 50%. Phần lớn hộ trồng cà phê tưới nước theo kinh nghiệm, phương pháp tưới gốc là chính, tưới phun mưa chỉ đạt 5% diện tích. Việc trồng cây che bóng và cây chắn gió chỉ chiếm hơn 18%. Đây là thách thức lớn trong việc phát triển cà phê bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Tây Nguyên.
Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị cà phê Việt Nam cần áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất về giống, thâm canh, xen canh; mở rộng diện tích sản xuất cà phê đạt các tiêu chuẩn chứng nhận UTZ, 4C, Rainforest... Cải tiến thu hái và bảo quản sau thu hoạch. Về thị trường, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống gắn với việc mở rộng thị trường mới EU, cộng đồng kinh tế ASEAN,
*Ông Koju Matsuzawa: “Thị trường cà phê đặc sản cùng tham gia hệ thống Chứng nhận Q của Nhật Bản …  
Nhật Bản có nhiều công ty thực hiện tiêu chuẩn riêng để xác định cà phê đặc sản của mình. Mỗi nhà nhập khẩu có định nghĩa riêng về cà phê đặc sản. Định nghĩa khác nhau, mỗi loại cà phê có thang điểm đánh giá riêng.  
Ngành công nghiệp cà phê đặc sản có tiêu chuẩn và định nghĩa riêng. Họ sử dụng định nghĩa cho hệ thống phân loại của mình. Hiện nay ở Nhật Bản có sử dụng hệ thống tính điểm đánh giá cà phê nhập khẩu; người tiêu dùng biết được chứng nhận bao nhiêu điểm, tương ứng với giá trị. Thách thức làm thế nào quảng bá những chứng nhận sản phẩm cà phê đặc sản.
Việt Nam có 40 dòng cà phê Arabica và 23 dòng cà phê Robusta. Để đánh giá, chúng tôi giới thiệu hệ thống chứng nhận Nhật Bản để người tiêu dùng biết được chất lượng. Từ năm 2016 đến nay, hệ thống Chứng nhận Q của Nhật Bản có gắng ứng dụng phân loại, quảng bá logo nhãn hiệu, giúp những sản phẩm cà phê đặc sản bán tại Nhật Bản nâng cao giá trị gia tăng…
*Ông Marcos On Huan Sheau- Trường Đào tạo nghề D’codes coffe Lab (Malaysia): “ Ảnh hưởng phương pháp sơ chế đến cà phê đặc sản và giá cả”
Khi sử dụng cà phê, người tiêu dùng cần biết cà phê đến từ đâu, chế biến như thế nào. Hiện 148 giống cà phê nhưng chỉ có 100 giống cà phê xuất hiện trên thị trường thế giới. Những chỉ số biến động giá cả ở London, hiện đang bắt đầu sử dụng tăng lên sản phẩm cà phê đặc sản Robusta, Arabica. Các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm từ đất, khí hậu, nguồn gien, canh tác và bao gồm cả phương pháp chế biến.   
Trong đó phương pháp chế biến đạt chất lượng với các vị hoa quả đặc trưng. Như việc chế biến ướt có vị hương chanh, ô liêu. Hoặc trong chế biến khô đặc biệt có thể tạo thành hương rượu vang. Ở Châu Phi có các cuộc thi chất lượng cà phê. Việt Nam có thế xây dựng hệ thống đầu giá để nâng cao tính cạnh tranh của cà phê đặc sản
*Ông Adi Taroepratieka, Trường Đào tạo nghề 5758 Coffee Lab ( Indonesia): “Kinh nghiệm đánh giá chất lượng cà phê tại Indonesia”
Indonesia trước đây trồng cà phê tự cung tự cấp, sau này các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào đầu tư. Người dân Indonesia bắt đầu nhìn nhận yêu thích cà phê. Năm 2009, tổ chức đánh giá chất lượng cà phê Indonesia hình thành. Từ đó nhu cầu tiêu dùng cà phê đặc sản Indonesia bắt đầu phát triển trong nước, giá cà phê theo đó tăng cao.
Cà phê đặc sản Indonesia không thể thu hoạch 100% diện tích. Bởi vậy chế biến cà phê đặc sản phải chọn lựa từng hạt đảm bảo chất lượng, chiếm khoảng 5% diện tích. Nếu lạm phát cà phê đặc sản nhưng không thực chất thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín đối với người trồng cà phê nói chung, nhãn hiệu cà phê trên thương trường nói riêng
*Bà Đinh Tiểu Oanh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên: “ Nhiều giống cà phê chất lượng có thể nhân rộng ở Việt Nam”
Người trồng cà phê có thể chọn lọc các giống cà phê vối đạt chất lượng, năng suất, được chọn tạo tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Và các giống cà phê chè cũng vậy, Viện đã khảo nghiệm có kết quả các giống cà phê đề kháng nhiều loại bệnh khi thời tiết biến đổi trong năm. Hoặc các giống cà phê chè truyền thống đang sản xuất ở Đà Lạt đang khẳng định giá trị với những vùng độ cao sinh thái thích hợp cần tiếp tục được nhân rộng diện tích nhiều hơn nữa…
*Ông Manuel Diaz, chuyên gia tư vấn thị trường Mexico: “ Thị trường cà phê Robusta tăng lên trong vài năm tới”
Cần tạo ra giá trị các phân khúc thị trường của cà phê robusta, chiếm 40% thị trường và sẽ tăng lên 50% trong vài năm tới.
Như phân khúc thị trường hàng hóa cà phê có chứng nhận hữu cơ, bền vững; phân khúc cà phê thượng hạng dựa trên hương vị thơm, ngon đặc biệt. Đây là chìa khóa cải thiện hương vị để phát triển thị trường chuyển hướng tiện dụng theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Thị trường 10 năm tới, sẽ không đủ đất trồng cà phê Arabia, biến đổi khí hậu sẽ thiếu hụt sản lượng. Nên bù đắp sản lượng cà phê Robusta là cần thiết. Vấn đề còn lại phải áp dụng kỹ thuật canh tác, chế biến đạt hương vị chất lượng thượng hạng cạnh tranh trên thị trường. 
*TS Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: “ Lâm Đồng xác định 4 vùng cà phê đặc sản Robusta và Atrabica”
Sau 5 năm tái canh, cà phê Lâm Đồng đạt năng suất 31,3 tạ/ha. Đến nay đã tái canh 54.000ha cà phê. Cà phê đặc sản qua thực tiễn sản xuất ở Lâm Đồng xác định từ 6 yêu cầu: vùng sinh thái là yếu tố bất biến; thổ nhưỡng tạo hương vị khác biệt; nguồn giống quy định chất lượng, tính chống chịu biến đổi khí hậu vừa tự nhiên, vừa tác động công nghệ; kỹ thuật canh tác bền vững, sinh học; yêu cầu thu hái tỷ lệ trái chín hơn 99%; đảm bảo địa lý xuất xứ canh tác để tránh gian lận thương mại.
4 nội hàm cà phê đặc sản: giống năng suất và chất lượng; trồng vùng thổ nhưỡng sinh thái đặc trưng, canh tác bền vững, tiêu chuẩn chất lượng thế giới.
Lâm Đồng xác định 4 vùng cà phê đặc sản gồm: 14.000ha cà phê chè 2 vùng Đà Lạt, Lạc Dương và 2 vùng cà phê robusta đặc sản Di Linh 46.000ha, Lâm Hà 37.000ha. Giải pháp của Lâm Đồng là xác định vùng sinh thải thổ nhưỡng đặc trưng, xác định bộ giống cây, tổ chức sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, hữu cơ; chế biến riêng đặc sản, xác định phân khúc thị trường, tăng cường quảng bá cà phê đặc sản trên thị trường tring nước và thế giới...
THANG 3/2019