Theo Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng, từ đầu năm 2018 đến nay, việc
giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản bình quân hàng tháng trên địa bàn còn chậm
so với kế hoạch.
Thống kê trong 2 năm vừa qua, chính
quyền thành phố Đà Lạt đã hỗ trợ 400 triệu đồng nguồn vốn vay hỗ trợ hộ nghèo
là người đồng bào dân tộc thiểu số mua sắm nông cụ phát triển sản xuất, chăn
nuôi trên địa bàn.
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, năm 2018, có tất cả
14 công ty nhập khẩu về Lâm Đồng 44 giống hoa (hơn 65 triệu củ, cây, ngọn, hạt,
cành) từ các nước Hà Lan, Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Newzealand, Chi
Lê, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Ý, Đài Loan, Trung Quốc về trồng trên tổng diện tích
740 ha trên địa bàn.
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa ( đường Hồ Xuân
Hương, Đà Lạt) đang tổ chức liên kết với các nông hộ tại Đức Trọng, Đơn Dương
tỉnh Lâm Đồng và tại các vùng nông nghiệp khác ở tỉnh Đắk Lăk sản xuất khoảng
100ha khoai tây Doobak (Hàn
Quốc) trong vụ Đông Xuân 2018-2019.
Qua 2 tháng nhận bàn giao mặt bằng tại Khu Công nghiệp Lộc
Sơn, Dự án Nhà máy Bia Sài Gòn- Lâm Đồng đã đạt 61% khối lượng công trình, giải
ngân gần 192 tỷ đồng. Riêng hệ thống thiết bị dây chuyền hoạt động đã lắp đặt
20% khối lượng.
·Lâm
Đồng triển lãm thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
Sáng ngày 27/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cùng
lãnh đạo các bộ, ngành trung ương cắt băng khai mạc Triển lãm thành tựu về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa
10.
Với
hàng trăm chiếc máy nông nghiệp sáng chế đưa ra đồng ruộng phát huy hiệu quả sử
dụng, Công ty TNHH Thanh Trị ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng đã được bình chọn
là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu năm kế hoạch 2018 của tỉnh Lâm Đồng.
Với tổng kinh phí dự toán gần 180 triệu đồng, Trung tâm Nông
nghiệp Đà Lạt vừa được giao làm chủ đầu tư trình diễn mô hình công nghệ
internet vạn vật (IoT) trong quản lý sản xuất rau tại địa bàn phường 7, quy mô
5.000m2/hộ gia đình.
·Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Lâm Đồng làm diễn giả tại Hội thảo
Chiều ngày 26/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội,
Chính phủ phối hợp Ban Kinh tế và các Bộ, ngành liên quan tổ chức 3 Hội thảo
toàn quốc chuyên đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đại diện ngành nông
nghiệp, các doanh nghiệp tiêu biểu trong cả nước cùng các tổ chức quốc tế tham
dự và phát biểu tham luận tại Hội thảo. Tiến sĩ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
Phạm S tham dự Hội thảo và làm diễn giả chuyên đề “Triển vọng hàng hóa Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế”
Thống kê 7 năm qua, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã huy động
hơn 22.500 tỷ đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó tỷ lệ nguồn vốn
huy động của nhân dân hơn 64,5%, vốn doanh nghiệp hơn 26,6%, vốn tín dụng gần
7,4% và vốn ngân sách nhà nước gần 1,5%.
Theo danh mục có hiệu lực từ ngày
19/11, thẩm quyền của UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết 19 hồ sơ thủ tục hành chính
(TTHC) trên lĩnh vực lâm nghiệp qua dịch vụ bưu chính công ích.
Công ty TNHH Sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy (Liên
Nghĩa, Đức Trọng) vừa cho biết tổng sản lượng rau, củ, quả sản xuất liên kết theo
tiêu chuẩn VietGAP đạt 12.000 tấn/năm. Hạch toán doanh thu trung bình từ 1- 3 tỷ
đồng/ha/năm.
Cách hồ Xuân Hương Đà Lạt khoảng 15 phút xe máy, khách hàng địa phương và
khách du lịch đều khá bất ngờ khi khám phá hơn 700 loài hoa hồng xuất xứ từ các
nước Pháp, Đức, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…được nuôi dưỡng bằng những
phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả của một nông gia đến từ xứ đồng bằng miền
Trung.
Thống kê mới đây của Sở
NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đang sản xuất gần 54.500ha
ứng dụng công nghệ cao, tăng 12.370 ha so với năm 2015.
Theo danh mục vừa được thông qua, trong năm 2019 có 10 huyện,
thành trong tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội chợ thương mại, ưu tiên các sản phẩm công
nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thế mạnh địa phương.
Sở NN&PTNT Lâm Đồng vừa được giao chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành liên quan tiến hành rà soát các dự án đầu tư theo hướng không
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trồng và rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao, nuôi cá nước lạnh.
Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) Lâm Đồng vừa thông
qua kế hoạch triển khai đến năm 2020 với tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng. Trong đó
ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 8 tỷ đồng; còn lại hơn 5 tỷ đồng vốn đối ứng của
doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình tham gia Chương
trình.
Chính quyền tỉnh Sơn La vừa chấp thuận mua hệ thống máy sơ chế
xoài với giá 1,4 tỷ đồng do Công ty TNHH Cơ khí nông nghiệp Thanh Trị (thị trấn
Liên Nghĩa, Đức Trọng) chế tạo, lắp đặt hoàn thành trong vòng 15 ngày.
Bước sang ngưỡng tuổi
thất thập, ông Bùi Quốc Chuyền vẫn thường xuyên đi đến từng ngõ, gõ từng cửa
thăm hỏi, vận động từng hội viên Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) ở xã Tân
Hà, huyện Lâm Hà giúp nhau xóa nhà tạm, phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững,
đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương...
Theo nhiệm vụ trong quý 4/2018, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm
Đồng tuyển chọn đơn vị xây dựng 10 mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong sản
xuất rau, hoa, mỗi mô hình có diện tích 500- 1.000m2.
Để nâng cao uy tín, hiệu
quả thương hiệu nông sản Đà Lạt trên thương trường trong và ngoài nước, các cơ
quan quản lý nhà nước địa phương đã và đang triển khai các giải pháp trọng tâm,
đồng bộ, đạt mục tiêu gắn phát triển với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Kế hoạch từ nay đến năm 2020 vừa được thông qua, các phòng,
ban chức năng và chính quyền phường, xã trực thuộc UBND thành phố Đà Lạt cùng
phối hợp vận động 100 hộ kinh doanh đang hoạt động hoặc đăng ký mới để chuyển
thành mô hình hoạt động doanh nghiệp.
Thống kê của Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng cho biết, đến nay toàn
tỉnh Lâm Đồng có khoảng 28.000ha cây trồng cạn (rau, hoa, cây công nghiệp…) được
áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, góp phần giảm
chi phí đầu vào, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, kế hoạch
phát triển 50.000 con bò sữa vào năm 2020 sẽ không đạt được vì nhiều nguyên
nhân khác nhau, dẫn đến dự án phát triển trang trại bò sữa quy mô 20.000 con
trên địa bàn chưa thể triển khai theo kế hoạch.
Với gần 16,5 tỷ đồng nguồn vốn Chương
trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, giai đoạn năm 2019- 2020, huyện Di Linh vừa
được phê duyệt xây dựng, nâng cấp 22 công trình hạ tầng nông thôn thuộc 9 xã
trên địa bàn.
Theo quy chế vừa ban hành, các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn Đà Lạt nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu Chứng nhận
“Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tại Phòng Kinh tế Đà Lạt để xem xét,
trình UBND thành phố Đà Lạt quyết định.
Theo Đề án vừa được phê duyệt đến năm
2025, Lâm Đồng đạt mục tiêu 100% hồ, đập thủy lợi được quản lý bằng công nghệ
thông tin, đảm bảo vận hành an toàn. Trong đó 100% cán bộ quản lý, khai thác được thường xuyên đào tạo, tập huấn
nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn.
Doanh nhân 8X Phạm Minh Khang khởi nghiệp thành công bắt đầu từ hành
trình tìm đường xuất khẩu đa sắc màu hoa hồng ở Làng hoa Vạn Thành, Đà Lạt. Từ
đó, Khang liên kết trực tiếp với nhà nông và nhà doanh nghiệp khác theo hướng
chuyên nghiệp hóa trách nhiệm của mỗi bên sản xuất và bên thương mại, tạo ra
giá trị gia tăng sau mỗi mùa thu hoạch hoa hồng nói riêng, các loại Đà Lạt và
vùng phụ cận nói chung.
Với tổng dự toán gần 18 tỷ đồng nguồn
vốn ngân sách phân bổ từ trung ương, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định bổ sung
11 gói thầu đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích Cát Tiên.
Sáng ngày 6/11 tại Đà Lạt, Sở NN&PTNT Lâm Đồng phối hợp với
Phòng Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức Hội thảo với
chủ đề “Vượt qua thách thức trong nông nghiệp bằng ứng dụng kinh nghiệm Israel
trong canh tác”
Dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ, sản
xuất nông lâm kết hợp, chăn nuôi dê dưới tán rừng Tà Nung, Đà Lạt vừa được cơ
quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư thời hạn 50 năm.
Ngày 5/11, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm
tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 2 năm triển khai Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Lâm
Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại. Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị.
Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng
vừa được giao chủ trì, phối hợp các sở, ngành, tổ chức đoàn thể và chính quyền
địa phương trong tỉnh phát động phong trào “chống rác thải nhựa” trên địa bàn.
Công ty TNHH Thái Tài Nguyễn và 100 hộ
sản xuất chè VietGAP ở địa bàn huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc đã được Sở
NN&PTNT Lâm Đồng đưa vào danh mục dự án phát triển chuỗi liên kết giá trị sản
phẩm từ nay đến năm 2020, định hướng năm 2022.