VĂN VIỆT
Những mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển
(sản xuất từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho nhiều loại cây trồng khác nhau trên địa
bàn Lâm Đồng, bước đầu không chỉ cho thấy hiệu quả về năng suất, chất lượng
nông sản, mà còn góp phần khôi phục và cân bằng môi trường sinh thái khoáng đạt,
an toàn...
Ong Biển đến, sâu bệnh đi
Khi
tháng 3 chạm cửa hạ tuần thì mùa mưa Nam Tây Nguyên Lâm Đồng thường hay “cấp nước”
vào buổi chiều mỗi ngày. Tận dụng “thiên thời, địa lợi”, nông dân Lâm Đồng bắt
tay vào bón phân kết hợp với cắt cành, tỉa tán, tạo hoa bung nở, nuôi quả đạt
năng suất, chất lượng đối với các loại cây trồng. Xuống đồng ở thời điểm này,
tôi gặp nhà nông trung niên Nguyễn Thị Vy ở vùng nông nghiệp Đa Phước, phường
11, Đà Lạt chăm sóc những luống hoa cúc đang kỳ cho nụ búp trên cành lá xanh đậm,
vươn thẳng. Vào giữa vườn nhà kính cùng với chủ nhân thật dễ chịu trong không
gian mát rượi, trong lành. Chị Vy chia sẻ: “Hơn một năm vừa qua, hộ gia đình
chúng tôi đã giảm dần rồi đi đến chấm dứt hẳn việc sử dụng phân bón hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh trên diện tích 1.000m2 cây
hoa cúc. Thay thế vào đó là sử dụng phân Obi Ong Biển, một loại phân hữu cơ vi
sinh, sản xuất từ vùng biển Vũng Tàu theo sự khuyến cáo, giới thiệu của tổ chức
Hội Nông dân phường 11, Đà Lạt… ”
Tương
tự với đất trồng cây atiso sinh trưởng nhờ Ong Biển ở khu vực Lâm Văn Thạnh,
phường 11, Đà Lạt, bà Huỳnh Thị Bo chủ vườn ước tính năm đầu tiên giảm 60- 70%
phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, từ đó đã rút ngắn đáng kể thời gian
cách ly trước khi thu hoạch bộng, lá, thân cây atiso bán ra thị trường. “Đặc biệt
khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh Ong Biển khoảng hơn 15 ngày sau đó, người trồng
dễ dàng trông thấy cành, lá, hoa, búp atiso giữ lại khá lâu màu xanh đậm trên đồng…”
Với
các mô hình “đưa Ong Biển vào đất” nêu trên, ông Hoàng Bá Bình, Chủ tịch Hội
Nông dân phường 11, Đà Lạt nhận định: “Sau hơn một năm khảo nghiệm và khuyến
khích bón phân Obi Ong Biển chăm sóc rau và hoa, nông dân phường 11, Đà Lạt đang
đặt niềm tin vào chất lượng hữu cơ vi sinh, nên đã dần dần chuyển đổi ngày càng
nhiều diện tích sản xuất quy mô lớn hơn …”
Hữu cơ về, cây trái sum suê
Bên
cạnh rau và hoa, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng với tiềm năng bốn mùa còn thu
hoạch đa dạng sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp cùng những “hạt ngọc làng
ta” tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội hơn 2 năm trước, thương hiệu
Obi-Ong Biển “Chất lượng- Sống cùng nhà nông” của Công ty TNHH sản xuất và
Thương mại Đại Nam (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) đã cùng lúc xây
dựng 6 đại lý ở các khu vực sản xuất nông nghiệp của huyện Di Linh, huyện Bảo
Lâm và thành phố Bảo Lộc. Kỹ sư nông nghiệp trẻ của Ong Biển, anh Hoàng Phi Bằng
ước tính hơn 2 năm đầu tiếp cận các vùng nông nghiệp ở đây, mỗi năm cung cấp cả
ngàn hộ nông dân sử dụng khoảng hơn 2.000 tấn phân Ong Biển bón cho các loại
cây trồng chủ lực như tiêu, bơ, sầu riêng, cà phê…tăng gia trị thu nhập trên từng
đơn vị diện tích đất.
Hỏi vì sao nhanh chóng chuyển sang chọn phân hữu
cơ vi sinh Ong Biển như vậy, ông Nguyễn Văn Tắc chủ trang trại 4ha bơ 034 đặc hữu
của Lâm Đồng tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm nói ngay: “Sử dụng thử nghiệm phân
Ong Biển mấy tấn thấy cây xanh tốt, bung hoa kết trái đồng loạt, tôi quyết định
mua đủ 50 tấn bón đều cho 1.100 cây bơ trong trang trại của mình. Vụ thu hoạch
năm đầu tiên sử dụng Ong Biển, sản lượng bơ thu hoạch tăng hơn năm trước đó khoảng
40%. Mùa bơ năm 2018 sắp tới, dự báo tiếp tục giữ mức tổng sản lượng 70- 80 tấn…
” Tương tự một trang trại bơ 4 ha bên cạnh sử dụng phân Ong Biển đang phục hồi
khá xanh tốt sau một năm bị các loại bệnh hại gây nhiễm vàng lá, thối bong, rụng
trái vì sử dụng “quá liều” các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.
Hoặc như lão nông Lương Sáu ở xã Lộc Tân, Bảo Lâm trao đổi: “Gia đình tôi có
11ha cà phê trồng xen các loại cây tiêu, bơ, sầu riêng… Hơn một năm vừa qua, đưa
phân hữu cơ vi sinh Ong Biển về bón trước cho cây tiêu thấy bén ngọn nhanh lắm.
Mùa mưa năm 2018 tới đây, tôi tiếp tục bón đại trà vào gốc cây bơ, sầu
riêng…Còn cây cà phê thì trước mắt hấp thụ phân Ong Biển chung với các loại cây
trồng xen canh …”
Từ
kết quả năm thứ 3 đưa phân Ong Biển bổ sung dinh dưỡng cho đất sản xuất vùng
Nam Tây Nguyên Lâm Đồng, anh Trần Thanh Bình, Trưởng Đại diện thương mại khu vực
Tây Nguyên nhìn lại: “Để ổn định khối lượng phân bón Ong Biển phục vụ sản xuất hàng
ngàn hecta hồ tiêu ở Di Linh, Bảo Lộc; cà phê ở Bảo Lâm, Lâm Hà; hoa, rau, củ,
quả ở Đơn Dương, Đức Trọng, Đà Lạt, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Đại Nam
đã có nhiều năm trước đó khảo nghiệm quy trình sử dụng. Khi có kết quả khả quan
nhất, công ty chúng tôi mới chính thức phân phối sản phẩm phân bón hữu cơ vi
sinh Ong Biển trên diện rộng đến ngày hôm nay. Dự kiến trong năm 2018, phân bón
Ong Biển tiếp tục đưa về sử dụng trên những cánh đồng lúa rộng lớn ở khu vực
phía Nam Lâm Đồng. Triển vọng bón phân Ong Biển cho cây lúa đạt năng suất cao,
đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đang đến gần với từng hộ gia đình nông
dân Lâm Đồng sử dụng… ”
THANG 3/2018