VĂN VIỆT
Chiều ngày 31/3, Ban Chỉ đao Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2025 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì.
Tại đầu cầu Lâm
Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Tuấn chủ trì cùng với sự tham dự của đại
diện lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ngành chức năng.
Báo cáo của Bộ
Tài chính cho biết, trong 9 nhóm CTMTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào
DTTS và miền núi có 6 nhóm mục tiêu hoàn thành. CTMTQG giảm nghèo bền vững đến
hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 1,93%, hộ nghèo tại các huyện nghèo
24,86%, tỷ lệ hộ nghèo DTTS 12,55% (giảm 3,95%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính
phủ giao. Đến tháng 3/2025, CTMTQG xây dựng nông thôn mới có 78% xã đạt chuẩn
nông thôn mới, đạt 97,5% mục tiêu giai đoạn 2021-2025. Có 6/15 huyện ra khỏi
danh sách huyện “trắng xã nông thôn mới”; 47,6% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông
thôn mới; 6 tỉnh hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, đạt lần lượt 95,2% và 40% mục
tiêu giai đoạn 2021- 2025.
Ước đến
31/3/2025, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách Trung ương đối với Chương trình MTQG
phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt 12,8% (hơn 1.607,6
tỷ đồng); giảm nghèo bền vững đạt 15,1% (hơn 511,8 tỷ đồng); xây dựng nông thôn
mới đạt 21,7% (gần 1.717,7 tỷ đồng). Riêng kinh phí thường xuyên giải ngân đến
hết 28/2/2025 đạt 1,8% (hơn 323,6 tỷ đồng).
Tại Lâm Đồng, báo cáo Sở Tài chính cho biết đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 41 xã nông thôn mới nâng cao; 16 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lâm Hà, TP. Đà Lạt và Bảo Lộc. Tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh còn 2,36% (giảm 0,8% so với cuối năm 2023). Trong đó tỷ lệ nghèo đa chiều đồng bào DTTS còn 6,25% (giảm 2,5% so với cuối năm 2023).
Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh
có 106/106 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 45/106 xã nông thôn mới nâng cao; 16/106
xã nông thôn mới kiểu mẫu; 10/10 huyện/thành phố đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời giảm tỷ lệ hộ
nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi khoảng 2 - 3%/năm; đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ cho
100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh…
Tại hội nghị, lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp
và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo, Công an, Xây dựng, Nội vụ, Ngân hàng Chính
sách xã hội, Ủy Ban Trung ương MTTQVN, Trung ương Hội Nông dân, các tỉnh Khánh
Hòa, Kon Tum, Quảng Bình, Cao Bằng, Gia Lai trình bày những kết quả đạt được,
phân tích những khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn năm 2021- 2025, đề xuất những
giải pháp và kiến nghị triển khai đạt các chỉ tiêu cao hơn nữa trong 3 Chương
trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giảm
nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
Tham dự tại đầu cầu tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ghi nhận những nỗ lực của các bộ chủ quản và địa phương triển khai có kết quả 3 Chương trình MTQG giai đoạn năm 2021-2015, đồng thời nhấn mạnh những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Theo đó, các tỉnh cần kiện toàn Ban Chỉ đạo, chủ động đề xuất nâng cao các tiêu chí nông thôn mới khi thôi nhiệm vụ cấp huyện, giao nhiệm vụ cấp xã, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư, đảm bảo triển khai các Chương trình MTQG được liên tục.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống
nhất đánh giá của Phó Thủ tướng Mai Văn Chính về những kết quả đạt được của các
bộ, ngành, tỉnh, thành trong cả nước trong việc thực hiện 3 CTMTQG giai đoạn
năm 2021-2025 nêu trên. Qua đó nhận diện những vướng mắc, khó khăn, phân tích
nguyên nhân để có giải pháp sử dụng hiệu quả, thiết thực các nguồn vốn đầu tư đối
với từng Chương trình MTQG. Cụ thể Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng
đồng bào DTTS và miền núi đang chiếm tỷ lệ đến 85% tổng số hộ nghèo; Chương
trình giảm nghèo bền vững, xóa nhà tạm, nhà dột nát cần ưu tiên đối tượng chính
sách, người có công; Chương trình phát triển nông thôn mới cần tổng kết các xã
điển hình để xây dựng các tiêu chí nâng cao. Các bộ chủ quản tiếp tục xây dựng,
xác định rõ nhiệm vụ từng Chương trình MTQG, mỗi Chương trình là một mũi nhọn,
tránh trùng lắp, chồng chéo. Đặc biệt xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, giúp Ban
Chỉ đạo Chương trình MTQG chỉ đạo thống nhất, thực hiện hiệu quả hơn nữa 3
Chương trình MTQG trong thời gian tới.
THÁNG 3/2025