VĂN
VIỆT
Sau gần 20 tháng thực hành mô hình chuyển đổi 10 ha sản xuất chè thông thường sang sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam tại thôn 6 và thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng hoàn chỉnh và chuyển giao quy trình sản xuất không chứa các tác nhân gây bệnh, có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm đảm bảo tính an toàn gắn với phát triển liên kết theo chuỗi giá trị.
Thạc sĩ khoa học cây trồng
Phan Thanh Sơn, chủ nhiệm dự án chuyển đổi mô hình sản xuất hữu cơ- Trung tâm
Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, trước khi đi vào triển khai mô hình, Trung tâm
phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương chọn 10 hộ đáp ứng
các tiêu chí theo quy định tại thôn 6 và thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm
tham gia mô hình.
Theo đó, mỗi hộ trung bình canh tác 1 ha chè tập trung từ 5 năm tuổi trở lên; tự nguyện tham gia mô hình, có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới; cam kết áp dụng đúng kỹ thuật cũng như công nghệ mới, có đủ điều kiện nguồn vốn đối ứng, có khả năng huy động nhân công, cùng các hộ trong mô hình xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, liên kết doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ an toàn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân ngoài mô hình để nhân rộng.
“Trung
tâm Khuyến nông Lâm Đồng chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn
vị chuyên trách nông nghiệp tổ chức họp dân để thông báo chương trình dự án
khuyến nông; công khai nguồn kinh phí hỗ trợ từng giai đoạn, định mức và các
khoản đối ứng của nông hộ tham gia. Sau đó, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng
ký hợp đồng giữa đơn vị xây dựng mô hình và chính quyền địa phương, hộ dân, đảm
bảo nguyên tắc tự nguyện”, thạc sỹ Phan Thanh Sơn cho biết.
Mô hình chính thức triển khai được nguồn vốn dự án khuyến nông hỗ trợ 70% phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón lá sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng trong sản xuất chè hữu cơ. Mỗi năm bón hữu cơ vi sinh, phân bón lá sinh học từ 1-2 lần, mỗi lần bón 10 tấn/ha/lần. Có thể bón kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma spp. có tác dụng đối kháng với một số nấm bệnh gây hại. Phía nông hộ tham gia mô hình đối ứng 30% vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và 100% lượng phân chuồng ủ hoai mục, đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ; đối ứng 100% công lao động, hệ thống tưới phun mưa..
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phân công mỗi cán bộ kỹ
thuật hướng dẫn thực hiện trong diện tích mô hình từ 3- 5 ha. Cụ thể hướng dẫn kỹ
thuật chăm sóc, quản
lý, phòng chống dịch bệnh cho cây chè sản xuất hữu cơ; ghi chép nhật ký tiến độ,
tình hình thực hiện; kiểm tra, giám sát, cập nhật thông tin và báo cáo kết quả hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của tổ chức chủ trì, chủ
nhiệm dự án.
Kết
quả gần 20 tháng triển khai mô hình chuyển từ phương thức canh tác thông thường
sang canh tác hữu cơ, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng nhận thấy, sản xuất chè hữu
cơ thu hoạch giá bình quân cả năm 28.000 đ/kg so với chè thông thường 26.000 đồng/kg.
Về hệ sinh thái vườn chè đã dần cung cấp chất hữu cơ cải
tạo đất tơi xốp, không phục môi trường vi sinh vật hoạt động, tăng cường sức đề
kháng giúp cây chè hữu cơ sinh trưởng khỏe, lá chè có độ ánh bóng, dày hơn, mật độ búp thưa
hơn. Nhờ đó giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, bảo vệ sức khoẻ người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Qua làm việc với công ty thu mua chè búp tươi và khảo sát thực tế mô hình, bước đầu đánh giá hiệu quả đáng kể về áp dụng kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ trên diện tích 10ha của 10 nông hộ tham gia mô hình. Sau gần 20 tháng chuyển đổi, công ty đã thu mua sản phẩm chè hữu cơ của mô hình với giá cao hơn 2.000 đồng/kg so với chè sản xuất đại trà.
Với quy trình kỹ thuật chuyển đổi sang phương pháp trồng chè hữu cơ tại thôn 6 và thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã tổ chức 3 lớp tập huấn với 95 đại diện nông hộ, nhóm hộ và các tổ chức sản xuất, kinh doanh chè quanh vùng tham gia.
Nôi dung tập huấn tập trung các chuyên đề về quy trình kỹ thuật thâm canh chè theo hữu cơ; phương pháp tổ chức xây dựng mô hình quản lý, liên kết tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn thực hành ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học; thu hoạch bảo quản chè hữu cơ; phương pháp ghi chép nhật ký chăm sóc chè hữu cơ, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
THÁNG 3/2-25