Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2024

Trước 3 chữ “biến”- kiến tạo thế nào ?

 VĂN VIỆT

Đối diện thách thức trước biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng trong nước và trên thế giới, ngành nông nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong năm 2023 và những năm tới tiếp tục triển khai những nhóm giải pháp bức bách kiến tạo chính sách và chuyên nghiệp hóa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp khởi tạo để nâng cao năng lực thích ứng, đột phá tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp mở rộng bền vững trên địa bàn.    

Bài 1/ Khởi tạo theo chiều thẳng đứng

Thương hiệu Langbiang Farm Đà Lạt rau, hoa công nghệ cao, du lịch canh nông bây giờ đã và đang thể hiện vị thế trên thị trường cạnh tranh mạnh mẽ trong nước và nước ngoài. Sự kết tinh này đã qua thời gian 20 năm của chủ nhân Trần Huy Đường kể từ khi rời công việc thu nhập cao trong một doanh nghiệp nhà nước trở về làm nhà nông khởi tạo xây dựng thành những cánh đồng rau, hoa đạt hiệu quả kinh tế gia tăng theo chiều thẳng đứng.

Tích hợp giá trị hữu hình và vô hình

Giữa năm 2020, trong lúc trải nghiệm về nghề nuôi ong lấy mật kết hợp làm du lịch canh nông  tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt, phóng viên được tiếp xúc với nữ thành viên Dự án nghiên cứu bảo tồn loài ong trên thế giới – Leonie Hofsaess, người Đức, sinh năm 1988. Bày tỏ ngưỡng mộ về sự khởi tạo đa giá trị hữu hình và vô hình của người nuôi ong cao nguyên Lâm Đồng, cô Leonie Hofsaess nói: “ Nuôi ong quanh năm không chỉ thu về sản lượng mật hoa bán được nhiều tiền, thu hút khách du lịch canh nông mua sắm, tiêu dùng, mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn và không ngừng sinh sôi nhân đàn ong giúp thụ phấn cho cây trồng bội thu… ”

Vài ngày sau đó, cô Leonie Hofsaess hẹn phóng viên tại Green box Coffee, số 85, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt để ghi nhận không gian mua bán các sản phẩm của phiên chợ hữu cơ giữa trung tâm thành phố này. Thì ra đây là phiên chợ tổ chức mỗi tháng một lần vào chủ nhật tuần thứ 3 với diện tích vài trăm mét vuông, tọa lạc giữa không gian sinh thái 6.000m2 rau, hoa, dâu tây, phúc bồn tử, cà chua…công nghệ cao của Công ty TNHH Trang trại Langbiang (Langbiang Farm), do chủ nhân Trần Huy Đường nói trên khởi tạo. Dạo quanh một vòng 15 quày hàng rau, củ, quả, mật ong, cà phê, bơ, atiso…của các nhà nông trẻ đến từ các vùng nông nghiệp Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương sản xuất theo hướng hữu cơ, phóng viên thu về đầy ắp những câu chuyện nuôi dưỡng cây rau mỗi ngày sinh trưởng thuận theo tự nhiên. Nhiều người mới quen biết hoặc quen biết từ nhiều phiên chợ trước gặp nhau đều sẵn lòng trao đổi về phương pháp canh tác tích hợp đa giá trị trên từng sản phẩm hữu cơ, những kinh nghiệm sẻ chia để áp dụng chuyển đổi cây trồng hữu cơ mới, tạo thu nhập gia tăng trong từng điều kiện sản xuất của mình.

Như nhà nông sinh năm 1986, Bùi Anh Tuấn, thành viên của nhóm tổ chức phiên chợ hữu cơ đã bước đầu xây dựng thương hiệu “Rin Coffee” kết nối khách hàng trong và ngoài nước. Đây là thương hiệu sản phẩm cà phê bột rang xay nguyên liệu cà phê robusta và arbica sản xuất và thu hoạch theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 3 ha ở vùng Loan, huyện Đức Trọng. Theo Tuấn, tổng sản lượng cà phê nhân hữu cơ đạt tổng số khoảng 6 tấn nhân/3 ha, bằng 50% sản lượng cà phê sản xuất thông thường. Tuy nhiên khi đưa vào chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê hữu cơ “Rin Coffee” dạng bột ngay tại nông trại của mình, giá trị lợi nhuận tăng thêm gấp 3 lần so với sản xuất thông thường để bán nguyên liệu hạt nhân cà phê...

Đến ngày 23/4/2023, phiên chợ nông sản hữu cơ năm thứ 4 với lần thứ 46 tổ chức trong khung 8h đến 12h. Trước, trong và sau khi phiên chợ rau hữu cơ kết thúc cũng là “cơ hội kép” mang lại giá trị vô hình để mọi người tham quan, tiếp cận công nghệ hiện đại sản xuất các giống rau GlobalGAP, hoa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn sử dụng trên thị trường quốc tế thương hiệu Langbiang Farm của chủ nhân Trần Huy Đường trong khu vườn bậc thang 6.000m2 tọa lạc bên đường phố Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt. Đó là mô hình sản xuất rau khí canh trong phạm vi 500m2 đã được phóng viên khám phá từ nhiều năm trước.   Theo đó, trên từng chiếc máng hình vòng cung có chiều dài 8 m, chiều rộng 1,5m, đặt trên hệ thống giá đỡ cách ly mặt đất hơn 1m, có đến 10 loại rau nối tiếp nhau xanh tươi để “phát tín hiệu” thu hoạch hàng ngày. Hạch toán ừ 6 năm trước, mỗi năm trên diện tích sản xuất 12 lứa rau thủy canh, đạt tổng sản lượng 400 tấn/ha, lợi nhuận đã lên đến 3 tỷ đồng/ha/năm. Anh Trần Thế Vũ, kỹ thuật viên Trang trại Langbiang Farm thuyết minh thêm: “Từng cây giống rau gieo trồng trên giá thể viên nén xơ dừa, đặt vào từng chiếc ô tròn trên máng khí canh. Bên trong máng khí canh thiết kế hệ thống phun khí oxy tự động chứa đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ cung cấp cho bộ rễ phát triển. Tưới phun liên tục theo chế độ lập trình mỗi lần cách nhau từ 1- 5 phút… ”

Đến bây giờ, trồng rau khí canh tại Trang trại tích hợp đa giá trị Langbiang Farm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt đã đạt giá trị tối ưu hóa lợi nhuận theo thời giá thị trường biến đổi theo hướng gia tăng mỗi năm trên đơn vị diện tích nêu trên. Cụ thể rau khí canh với nguồn vốn đầu tư công nghệ bằng 10% so với rau thủy canh, nhưng tăng thêm 2 lứa rau sản xuất mỗi năm. Còn so với rau địa canh thì rau khí canh thời gian sản xuất hàng năm giảm 1,5 lần, nhưng sản lượng tăng theo chiều thẳng đứng gấp hơn 2 lần…

Thích ứng với từng quy trình công nghệ

Đáng kể trong TP Đà Lạt với trang trại đa giá trị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh của chủ nhân Trần Huy Đường đang duy trì liên kết canh tác 1.000m2 phúc bồn tử đen theo giải pháp hữu cơ với ông Nguyễn Nam chủ hộ ở đường Cao Bá Quát mang lại nhiều ý nghõa về kinh tế và môi trường. Diện tích này định canh trên 2 đường phố khác nhau, nhưng lại có chung bờ thửa, nên 2 bên đã tận dụng đưa vào đầu tư quy trình công nghệ sản xuất mới để khai thác thu lợi nhuận kép.

Nguyên là diện tích canh tác cà chua thương phẩm, ông Nam cải tạo lại nhà kính, thiết kế giàn lưới, lắp đặt mới đồng bộ hệ thống tưới nước tiết kiệm, bón phân hữu cơ tự động, chỉ sau một năm đưa giống phúc bồn tử chất lượng cao của châu Âu về gieo trồng đã đạt kết quả vượt trội theo chiều thẳng đứng. Cụ thể so  sánh với giải pháp sản xuất thương phẩm công nghệ cao thì giải pháp hữu cơ kết hợp với du lịch canh nông đạt sản lượng bằng nhau, nhưng giá trị tăng lên gấp 4 lần, tương ứng với giá 400.000 đồng/kg phúc bồn tử bán ra vào thời điểm tháng 4/2023. Còn trang trại tổng hợp của chủ nhân Trần Huy Đường cũng nhờ liên kết với ông Nguyễn Nam với 1.000m2 phúc bồn tử đen châu Âu đã góp phần tăng lượng khách địa phương và khách du lịch hàng ngày đến tham quan trải nghiệm, lựa chọn sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ dụ lịch canh nông khác…

“Để trở thành nhà nông chuyên nghiệp, thích ứng với từng yếu tố biến đổi, tác động từ bên ngoài thì cần luôn đào sâu tìm tòi, nuôi dưỡng ý tưởng và xây dựng lộ trình, học tập tiếp cận, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, thị trường để thực hành các giải pháp thực hiện ước mơ, khát vọng của mình…”, nhà nông đồng thời là Giám đốc Công ty TNHH Trang trại Langbiang Trần Huy Đường chia sẻ. Theo đó, sau 20 năm trồng rau, hoa từ vài hecta ban đầu nhân rộng lên thành 30 ha ngày nay ở vùng nông nghiệp TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương với doanh thu hàng năm hàng chục tỷ đồng, Giám đốc - nông dân Trần Huy Đường đã tổ chức cơ giới hóa sản xuất từ bậc thấp xe rùa, máy cày đến bậc cao là xe ben công suất lớn; rồi nâng cấp hạ tầng giao thông, thủy lợi trong khu sản xuất bằng các phương tiện cơ giới hiện đại nhất; rồi đến nay hoàn thiện hệ thống thiết bị công nghệ cao, công nghệ thông minh sản xuất gắn với tổ chức xúc tiến thương mại, tối ưu hóa sản phẩm giá trị cao để tiếp cận ngày càng gần hơn với khách hàng…

Nhờ vậy, Công ty TNHH Trang trại Langbiang là một doanh nghiệp top đầu trong tỉnh Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm rau, hoa thương hiệu Langbiang Farm đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận GlobalGAP, VietGAP xuất khẩu sang thị trường châu Âu, các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia…

THÁNG 8/2024

BÀI 2/ Đồng bộ đưa dữ liệu “rau lên trời”