Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Sư cô với 34 người con

VĂN VIỆT
Sau gần 30 xuất gia tu tập, Sư cô Thích Nữ Tâm Hạnh, 46 tuổi, trụ trì Ni viện Nguyên Không ở xã Hiệp An, Đức Trọng, đã trở thành người mẹ nuôi dưỡng lần lượt 34 trẻ em mồ côi khôn lớn, trưởng thành.
Một chiều tháng tư mát rượi trên đồi Ni viện Nguyên Không ở xã Hiệp An, Đức Trọng, tôi được Sư cô Thích Nữ Tâm Hạnh dẫn đi thăm Cô Nhi viện rộng đến 6 ngàn mét vuông.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Nguồn Sáng mới trên phố hoa

Ghi chép VĂN VIỆT

Khoác chiếc áo bờ-lu trắng vào người, Phương khẽ nói với người bạn gái Hồng Quế: “Nối điện giúp vào các thiết bị để anh massage cho khách. Và nhớ mở nhạc nhẹ, âm lượng vừa nghe thôi nghen!” Thật hạnh phúc khi làm theo lời của Phương. Hồng Quế thường tâm sự: “Một chi tiết nào trong công việc, anh Phương cũng đều phải chu đáo mới chịu.” Nhìn họ, tôi thấy cuộc sống càng đáng yêu, đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Một nam thanh niên khiếm thị cả đôi mắt đã bắt gặp một nguồn sáng từ cô sinh viên đại học Đà Lạt. Và chỉ có tình yêu đích thực của họ mới sớm xây đắp nên cơ sở vật lý trị liệu “Nguồn Sáng” trên phố hoa đầy chất huyền thoại này. 

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Cô gái bắt bướm làm tranh

VĂN VIỆT

Thật ngạc nhiên khi tôi gặp được cô gái bắt bướm làm tranh của xứ chè B’Lao xanh xanh bất tận. Cả quãng đời tuổi thơ của cô mải miết theo những cánh bướm muôn màu lượn bay. Để rồi khi vào đời, bươm bướm đã theo cô trang trí hương sắc cho muôn người thưởng lãm.   

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nghị lực Ka Mai

VĂN VIỆT
Bí thư xã Đoàn Madaguôi (Đạ Huoai), Phạm Ngọc Trung bảo rằng, Ka Mai cả ngày thăm thẳm trong rừng sâu, tìm gặp rất khó. Để khỏi lỡ chuyến công tác của mình, tôi nhờ Trung hẹn trước và được Ka Mai nhận lời trò chuyện. Từ Đà Lạt đến nơi đã trưa tròn bóng mà trong căn nhà vách nứa chỉ một mình anh K’Nhung tiếp xúc với tôi, giọng nói nghẹn ngào : “Vợ chết rồi ! Tôi chỉ còn hai đứa con. Đứa lớn Ka Mai đành phải vào rừng kiếm củi, hái măng để nuôi sống hàng ngày cho cả nhà…”

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Tiếng lành Ka Liêu

VĂN VIỆT

Từ Đà Lạt tôi “phôn” về phòng khám khu vực Nam Ban ( Lâm Hà) xin được gặp bác sĩ Ka Liêu. Đầu dây bên kia đáp lời : “Hàng ngày nơi đây đón nhận lượng người khám bệnh rất đông. Ka Liêu bận rộn lắm, may ra sau giờ hành chính mới tiếp khách được !” Tôi lựa chọn nhanh cuộc hẹn trưa hôm đó ...

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Điểm tựa cho đời sau

VĂN VIỆT
Mẹ Việt Nam Anh Hùng: Nguyễn Thị Ngành ( sinh năm 1903, số 10C, Phạm Hồng Thái, Đà Lạt) vừa được Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Đà Lạt đến thăm, chúc mừng đại thọ 100 tuổi. Bà đã tạo dựng nên một khối gia sản quý cho con cháu đời sau về ý thức tồn sinh, nghị lực phi thường trước mọi biến cố của cuộc đời.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Mênh mông đồng sâm Núi Bà

Ghi chép VĂN VIỆT
KỲ II/   ĐỒNG SÂM CHỤC TỶ
Ngày giáp Tết Quý Tỵ hôm sau nữa, tôi thong dong trên đường nhựa Tỉnh lộ 723 rời Đà Lạt 50 cây số để đặt chân vào giữa cánh đồng sâm mênh mông dưới chân núi rừng lá rộng Bidoup- Núi Bà, Lạc Dương. Trước cảnh đồi núi, suối nước hữu tình và tiện lợi, “Tuấn trồng trọt” cho biết đã tự huy động nguồn vốn đầu tư của mình hơn chục tỷ đồng mới xây dựng nên cánh đồng sâm “chục mẫu” này.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Nữ chủ Haiyih

VĂN VIỆT

Mấy năm gần đây, trong làng trà Lâm Đồng tiếp tục ghi thêm một thương hiệu trà khá thành danh trong và ngoài nước - thương hiệu trà ô long Hai Yih, Xuân Trường, Đà Lạt. Giám đốc là người xứ Đài và bên cạnh có Phó giám đốc “phu nhân” người Việt năng động, trở thành “thủ lĩnh” bao tiêu sản phẩm trà ô long lâu dài cho hàng trăm hộ nông dân địa phương.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Mênh mông đồng sâm Núi Bà

Ghi chép VĂN VIỆT
Khi Lâm Đồng chính thức thông qua kế hoạch hỗ trợ về khoa học và công nghệ năm 2013, nhiều người mới ngỡ ngàng trước Dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản, chế biến Đẳng sâm sau thu hoạch” của Công ty TNHH Cao Lâm, Đà Lạt. Hóa ra dưới chân Núi Bà của huyện Lạc Dương trong vòng bốn năm qua, công ty này đã xây dựng một cánh đồng sâm rộng lớn đến cả trăm ngàn mét vuông xanh tốt mỗi ngày.
 KỲ I  TRỒNG RAU GẶP SÂM

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Gọi anh bên chồng

Gặp lại người đàn bà mấy mươi năm không hóa đá
Cười bâng quơ gọi anh khe khẽ bên chồng
Đi bên người đàn bà từ khi tuổi tròn trăng

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Làng Hoa kiều Đà Lạt

VĂN VIỆT
Người Hoa kiều hay còn gọi là người Việt gốc Hoa thường tiếng tăm với những thương hiệu giàu có trên đất nước ta. Ở phố phường Đà Lạt, họ còn ăn nên làm ra với hệ thống những nhà hàng, tiệm ăn quanh năm nườm nượp thực khách vào ra. Nhưng còn có một làng Hoa kiều khác trên đất Xuân Trường anh hùng, họ đã sinh sống và làm giàu bằng nghề nông cần mẫn của mình .

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Ngọt thanh cam đường Đạ Chais


VĂN VIỆT
Anh Nguyễn Phú Tuấn từ thành phố Đà Lạt đã tìm đến thôn Klong Klanh, một khu vực vùng xa ở xã Đạ Chais, Lạc Dương để biến những khu đồi dốc cao, đất cằn cỗi trở thành những đồi cam đường có vị ngọt thanh đặc trưng của cao nguyên Lâm Đồng.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Chiếc cặp da


VĂN VIỆT
Tôi thơ thẩn soi mắt tìm người em gái tôi giữa biển người Sài Gòn ngày đêm cuồn cuộn. Không có địa chỉ đường phố, số nhà; mơ hồ ở khu vực chợ đò, bến xe, quán rượu-bia, cà phê vỉa hè…các quận ven đô Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận… Mênh mông quá, nhưng từ trong nội tâm tôi vẫn tin rằng sẽ ứng nghiệm với những lời cầu may mỗi khi tôi len lỏi rồi chạy vụt ra đường.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Ông giáo viết sử làng

VĂN VIỆT
Tết này, ông giáo làng dẫu đã gần tám mươi tuổi mà người ta vẫn thường gặp ông bất chợt trên đường làng trên xóm dưới. Ông đi bằng nhiều phương tiện, hết đi bộ đến đi xe đạp, có khi lại đi nhờ xe máy người khác…miễn sao phải mang theo đủ mấy món “đồ nghề” chính yếu là chiếc máy ảnh chụp phim tự động cùng cây bút và trang giấy để ghi lại tư liệu tìm thấy cho làng.