Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Phải đấu tranh bảo vệ công lý, chống oan sai”!

VŨ VĂN  lược ghi
Như phản ánh trong số báo ra ngày 03-8 vừa qua, TAND huyện Đức Trọng, Lâm Đồng “phán” Trần Văn Thiện 18 tháng “tù treo” về tội “lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản” gây những phản ứng mạnh mẽ trong công luận. Trong khi chờ phiên tòa phúc thẩm sắp tới, chúng tôi đã tiếp xúc với những người trách nhiệm trong tỉnh Lâm Đồng, ghi nhận quan điểm chung là phải đấu tranh để bảo vệ công lý, chống oan sai!

***Thiếu tướng Phạm Văn Kha, Chủ tịch HCCBVN tỉnh Lâm Đồng:
Không để thương binh Trần Văn Thiện bị kết tội oan!
Tôi đã đọc Báo Lao Động và Xã Hội nói về vụ việc của anh Trần Văn Thiện. Đồng thời cũng nhận được đơn, tôi đã trực tiếp gặp ông Trần Văn Thiện để nắm thật kỹ vấn đề. Qua trao đổi trong thường trực HCCBVN tỉnh Lâm Đồng thấy rằng: HCCBVN tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, bảo vệ chân lý. Ông Trần Văn Thiện là hội viên CCB, là thương binh, chúng tôi càng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, danh dự, không để anh Thiện bị kết tội oan. Đối với TAND huyện Đức Trọng chuyển từ việc dân sự làm ăn thành vụ án hình sự là không đúng. Và việc kết tội anh Thiện lợi dụng chức quyền để làm những điều sai trái cũng không đúng!
****Ông Võ Minh Phương, Uỷ viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Lâm Đồng, nguyên Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng:
Cần cân nhắc những lập luận của báo chí trước khi kết luận!
Thống nhất với báo chí, công luận là đấu tranh bảo vệ công lý, chống oan sai. Trước đây khi còn ở tòa án, tôi đã chỉ đạo đường lối giaỉ quyết vụ án này, sau đó án xử hủy giao về sơ thẩm để làm lại. Vừa qua cấp sơ thẩm đã làm không đầy đủ trách nhiệm, kéo dài vụ án.
Mục tiêu của cơ quan tư pháp là xử đúng người, đúng tội. Vậy nên cần cân nhắc kỹ về những lập luận của cơ quan báo chí để đưa ra kết luận, chịu trách nhiệm. Những thông tin báo chí đặt vấn đề vừa qua là chính đáng. Trong vụ án này việc chấp hành tố tụng là có “vấn đề” rõ. Nguyên tắc về mặt hình sự phải có đầy đủ căn cứ vững chắc để kết luận người ta ( Trần Văn Thiện-PV). Nếu đúng như báo chí nói suy đoán để kết tội là không đúng. Sau này khi bản án có hiệu lực rồi thì Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ có giám sát đủ căn cứ hay không. Đề nghị khắc phục ra sao. Ý kiến cuối cùng có tội hay không có tội. Có lạm dụng chức vụ quyền hạn hay không?…
***Ông Hoàng Trình, Chánh Tòa hình sự, TAND tỉnh Lâm Đồng:
Việc gì mà phải làm vụ án hình sự mà nó phức tạp lên!
Thành lập ban điện này cũng chẳng có quyết định gì cả. Anh Thiện là phó thôn. Giữa hai bên không có hợp đồng. Rồi cứ thống nhất với nhau là thu một hộ bao nhiêu tiền đó. Thu xong về đi hợp đồng với Sở Điện lực để mua bình, mua dây, mua cột về…làm. Sau khi ông Thiện giao bình điện thứ 1 thì trong hồ sơ thể hiện rõ biên bản là: Bên A giao đứt cho bên B. Kể từ nay thì ban điện này không có trách nhiệm gì với cái bình này nữa. Coi như làm xong rồi thừa ăn thiếu chịu. Không có quyết toán bàn giao. Đến bình điện thứ 2 thì mới trục trặc. Một số hộ mới phát sinh có hộ thì nộp nhiều tiền, có hộ thì nộp ít tiền. Điện thì yếu, xài quá công suất thì bình hư, dây chaý. Khiếu nại lẫn nhau thì thanh tra xuống làm. Sau khi kết thúc hồ sơ thanh tra thì còn vướng ở chỗ 14 triệu đồng ông Thao có giao cho ông Thiện hay không.
Sơ thẩm đợt trước căn cứ vào lời ông Thiện bảo là không nhận 14 triệu đồng này mà số tiền nộp cho sở điện lực do mượn của cha xứ của nhà thờ. Không hiểu thế nào mà ông cha xứ lại khai không cho mượn nhiều tiền như thế. Nhưng đến phiên tòa phúc thẩm thì ông này lại thừa nhận là do quên. Rằng, có cho ông Thiện mượn tiền thật nhưng khi trả thì trả qua ông Lễ ( quản xứ nhà thờ) giao lại nên quên.
Bản án phúc thẩm có nhận định nếu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản này của ai. Của dân hay của thôn Nghiã Hiệp.
Cái gút cơ bản ở đây là anh Thiện có lấy 14 triệu không? Nếu lấy 14 triệu đồng thì có thể là tội lạm dụng và chức vụ, quyền hạn…Nếu không lấy số tiền này thì chả có tội vạ gì cả…
Quan điểm của tôi: Anh Thao giao 14 triệu đồng cho anh Thiện mà không có tờ giấy nào chứng minh thì anh Thao chịu trách nhiệm trước đã. Chứ gì mà công an phaỉ điều tra tới, điều tra lui.  Tốn của nhà nước bao nhiêu tiền để mà kết luận ông Thiện lấy 14 triệu đồng này. Tôi bảo kết ông Thao. Điều đó đơn giản nhất. Còn ông Thao chứng minh được rằng, đã giao cho ông Thiện 14 triệu đồng thì ông Thao sau này đi đòi ông Thiện sau.  Chứ không việc gì phải làm vụ án hình sự mà nó phức tạp lên!
Bây giờ giải quyết dứt điểm 14 triệu đồng đó theo trách nhiệm dân sự giữa ông Thao với ông Thiện thì cái số tiền mà ngoài 14 triệu có hao hụt thêm dăm ba triệu gì nữa thì do trong quá trình thi công, có đoàn này, đoàn kia, có tiếp đoàn khách…đưa ra họp dân sẵn sàng đồng ý thôi; không có gì nặng nề đâu…Dân đặt vấn đề 14 triệu này ( lớn quá)? Vấn đề nữa sau khi hoàn thành 2 bình điện này thì không hề có quyết toán gì với dân cả. Hộ này nộp tiền thừa thiếu bao nhiêu…không rõ. Ông Thiện nói có huy động tiền nhà làm nữa. Huy động là bao nhiêu?  Chưa rõ. Vấn đề muốn xử dân sự thì phải quyết toán hết công trình.
Qua dư luận sau khi tòa Đức Trọng xử lại 18 tháng treo, mức án bằng 3 lần trước. Số lượng tài sản chiếm đoạt lớn hơn, không rõ nguồn từ đâu ra. Theo tôi xét xử phúc thẩm tới đây anh em phải nghiên cứu kỹ. Dư luận tôi nghe không đồng tình bản án sơ thẩm này./. 
Tháng 8/2004